Đấu tranh ngăn ngừa sách giả, sách lậu trước thềm năm học mới

Trước thềm năm học mới 2021 - 2022, thị trường sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo trở lên sôi động. Bên cạnh việc đảm bảo nguồn cung sách cho các trường và học sinh, tình trạng sách lậu, sách giả tràn lan trên thị trường cũng là mối quan tâm hàng đầu của của người dùng, đặc biệt là thời điểm năm học mới đang cận kề.

Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm

Để đảm bảo đủ SGK cho năm học mới, theo quy định, việc in ấn, phát hành SGK bảo đảm đủ số lượng và chất lượng phải được nhà xuất bản hoàn thành, chuyển đến các đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng ở mỗi địa phương, cung cấp kịp thời đến tất cả học sinh, giáo viên trước khi năm học mới bắt đầu. Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành phố trên cả nước, nhiều địa phương phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, việc đảm bảo SGK cho học sinh đang là thách thức lớn với toàn ngành giáo dục do việc vận chuyển sách bị hạn chế.

Càng gần đến ngày tựu trường, tình trạng in ấn, xuất bản, buôn bán, kinh doanh các loại sách giả, sách lậu, sách kém chất lượng, nhất là các loại SGK càng có xu hướng tăng lên. Hàng triệu cuốn sách lậu, sách giả các loại đã bị các lực lượng chức năng trên cả nước kiểm tra, thu giữ và xử lý trong thời gian qua. Tuy nhiên do lợi nhuận lớn, nhiều đối tượng vẫn tìm mọi cách để hoạt động, do vậy rất cần các biện pháp quyết liệt hơn để xử lý vấn nạn này.

Điển hình, trong tháng 6 vừa qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện, triệt phá thành công một đường dây in, gia công, tiêu thụ gần 3 triệu cuốn sách giả gồm SGK giả, sách tham khảo giả từ lớp 1 đến lớp 12. Được biết, đây là đường dây sản xuất, tiêu thụ sách giả với số lượng lớn nhất cả nước từ trước tới nay. Để trông giống như thật, các đối tượng đã sản xuất luôn cả tem giả. Các đối tượng còn liên kết với nhau theo đường dây từ khâu in ấn đến đóng gói, rồi tiêu thụ nhằm khép kín hoạt động. Mỗi 1 khâu là 1 doanh nghiệp điều hành.

Đấu tranh ngăn ngừa sách giả, sách lậu trước thềm năm học mới
Đấu tranh ngăn ngừa sách giả, sách lậu trước thềm năm học mới

Theo đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) cho biết, do thủ đoạn các đối tượng sản xuất SGK giả thường chia nhỏ các khâu, từ khâu in đến khâu tiếp theo gia công, đóng gói, rồi phát hành tiêu thụ nên việc xử lý các đối tượng này rất khó khăn. Đối tượng tiêu thụ sách giả của đường dây này là một số nhà sách tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh… Kết quả điều tra bước đầu cho thấy lợi nhuận thu được từ số sách giả này khoảng 50 tỷ đồng.

Trước thực trạng SGK không qua kiểm định được các đối tượng sử dụng thủ đoạn tinh vi như dán mã vạch, tem chống hàng giả… khiến người tiêu dùng khó phân biệt, nhận biết, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ nhận của người tiêu dùng có nơi còn hạn chế, mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Hoà Bình đã đồng loạt ra quân kiểm tra, rà soát, nắm bắt thông tin, theo dõi, giám sát chặt chẽ toàn bộ các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh SGK trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện ngăn chặn các hành vi vi phạm để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.

Qua bước đầu kiểm tra tại một số cửa hàng kinh doanh SGK trên địa bàn về cơ bản đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem nhãn đầy đủ đúng quy định. Bước đầu kiểm tra chưa phát hiện dấu hiệu vi phạm, lực lượng QLTT cũng tuyên truyền và vận động các hộ kinh doanh ký cam kết không vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ đặc biệt là các mặt hàng SGK.

Ông Nguyễn Đức Phượng - Đội trưởng Đội QLTT số 4 cho biết: “Trong thời gian tiếp theo, Đội QLTT số 4 sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm đối với hoạt động kinh doanh sách giáo khoa trên địa bàn”.

“Siết” thị trường SGK trước thềm năm học mới

Nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng sách giáo dục trước thềm năm học mới.

Theo đó, Cục QLTT các địa phương cũng triển khai các kế hoạch để đảm bảo chuẩn bị tốt nhu cầu về SGK cho học sinh năm học mới 2021-2022. Điển hình, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang mới đây đã triển khai thực hiện văn bản số 1668/TCQLTT-CNV ngày 02/8/2021 của Tổng cục QLTT và văn bản số 332/CQLTT-NVTH của Cục về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng SGK trên địa bàn.

Đại diện Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang cũng cho biết, việc sử dụng phải SGK, sách tham khảo giả trong trường học là mối lo rất lớn, nhất là những sai sót về nội dung, lỗi chính trị sẽ ảnh hưởng đến công tác giáo dục. Do vậy, rất cần các cơ sở giáo dục, bản thân gia đình nghiên cứu lựa chọn địa chỉ uy tín để mua được sách đảm bảo chất lượng. Ý kiến của nhiều người cũng đề nghị cơ quan chức năng tăng cường soát, bổ sung các quy định, chế tài xử lý hành vi in lậu, in trái phép, tàng trữ, tiêu thụ xuất bản phẩm in giả với mức thật nghiêm khắc, đủ tính răn đe.

Cùng với đó, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất bản phẩm năm 2021. Cụ thể, đối tượng kiểm tra theo kế hoạch gồm 42 tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, buôn bán mặt hàng sách giáo dục trên địa bàn tỉnh, thời gian thực hiện kế hoạch đến hết ngày 30/11/2021. Các nội dung trọng tâm kiểm tra gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hàng hóa là sách giáo dục và hóa đơn, chứng từ có liên quan đến hàng hóa, nguồn gốc, xuất xứ; việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ và lấy mẫu xuất bản phẩm để giám định nguồn gốc khi cần thiết.

Trước thềm năm học mới, Tổng cục QLTT cũng yêu cầu lực lượng trong ngành tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với mặt hàng SGK, xuất bản phẩm, đồ dùng học tập không đảm bảo chất lượng, SGK in lậu, trôi nổi trên thị trường.

Đồng thời, lực lượng QLTT phải kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh đối với mặt hàng sách giáo khoa, xuất bản phẩm, đồ dùng học tập, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

Trang Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cần Thơ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra các ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý

Cần Thơ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra các ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp bị xử phạt gần 800 triệu đồng

Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp bị xử phạt gần 800 triệu đồng

Công ty TNHH Vàng bạc Tuấn Hương bị xử phạt gần 800 triệu đồng về hành vi bán hàng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cửa hàng vàng TÚAN DIAMOND

Cửa hàng vàng TÚAN DIAMOND 'đóng cửa' sau phản ánh bán hàng giả mạo thương hiệu của Báo Công Thương

Thông tin từ Đội Quản lý thị trường số 4 cho biết, quá trình thẩm tra, xác minh, ghi nhận cửa hàng vàng, kim cương TÚAN DIAMOND đã “đóng cửa”.
Hà Nội: Khẩn cấp thu hồi 2 sản phẩm mỹ phẩm của nhãn hàng GAMMA

Hà Nội: Khẩn cấp thu hồi 2 sản phẩm mỹ phẩm của nhãn hàng GAMMA

Ngày 17/10/2024, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành 2 văn bản thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 2 sản phẩm mỹ phẩm nhãn hiệu GAMMA.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý vi phạm để kinh doanh lành mạnh, văn minh

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý vi phạm để kinh doanh lành mạnh, văn minh

Từ đầu năm đến nay, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra tra 871 vụ, xử lý 476 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước gần 4,7 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chuẩn bị điều tra, rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Hà Nội chuẩn bị điều tra, rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Hà Nội điều tra, rà soát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố từ ngày 28/10 đến 15/11.
Hà Nội: Xử phạt hành chính 9 cơ sở y dược vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt hành chính 9 cơ sở y dược vi phạm quy định

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội - thành viên Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân gần 223 triệu đồng, tước chứng chỉ hành nghề của 2 bác sĩ.
Thanh Hóa: Phát hiện, tiêu hủy hơn 5 tạ măng khô không rõ nguồn gốc

Thanh Hóa: Phát hiện, tiêu hủy hơn 5 tạ măng khô không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa xử phạt một cơ sở kinh doanh 17 triệu đồng, buộc tiêu hủy hơn 5 tạ măng khô dạng sợi không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tuyên Quang: Kiểm tra 17 hộ kinh doanh spa trên địa bàn

Tuyên Quang: Kiểm tra 17 hộ kinh doanh spa trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang sẽ kiểm tra 17 cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp spa trên địa bàn tỉnh.
Liên ngành 389 xử lý hơn 1.400 vụ vi phạm về buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái

Liên ngành 389 xử lý hơn 1.400 vụ vi phạm về buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái

Lực lượng liên ngành 389 Hà Nội đã xử lý hơn 1.400 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, thu về ngân sách hơn 119 tỷ đồng, góp phần ổn định thị trường.
Sóc Trăng: Triển khai kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp

Sóc Trăng: Triển khai kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp

Qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp bán hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Quản lý thị trường Hòa Bình: Nỗ lực đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh

Quản lý thị trường Hòa Bình: Nỗ lực đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực, quyết liệt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.
Điện Biên: Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh

Điện Biên: Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh

Cục Quản lý thị trường Điện Biên thông tin về việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.
Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế: Xuất sắc hoàn thành sớm kế hoạch đề ra

Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế: Xuất sắc hoàn thành sớm kế hoạch đề ra

Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế triển khai đồng bộ các giải pháp, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát; hoàn thành sớm kế hoạch đề ra.
Lai Châu: Xử phạt chủ hộ kinh doanh hàng online bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Xử phạt chủ hộ kinh doanh hàng online bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chủ hộ kinh doanh có tài khoản facebook ‘‘Lý Yến Đặc Sản Tây Bắc" vừa bị quản lý thị trường Lai Châu xử phạt vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Hà Nội: Bắt giữ đối tượng ngụy trang shipper vận chuyển khí cười

Hà Nội: Bắt giữ đối tượng ngụy trang shipper vận chuyển khí cười

Lực lượng CSGT Hà Nội bắt giữ một đối tượng vận chuyển khí cười tại quận Cầu Giấy, bàn giao cho Công an phường Mai Dịch điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Quảng Bình: Phát hiện 21 động cơ diesel nhập lậu vận chuyển qua địa bàn

Quảng Bình: Phát hiện 21 động cơ diesel nhập lậu vận chuyển qua địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã lập biên bản vi phạm hành chính một trường hợp khi vận chuyển 21 động cơ diesel nhập lậu qua địa bàn.
Lạng Sơn: Tạm giữ 200 đồng hồ đo áp suất đường khí nén có dấu hiệu vi phạm

Lạng Sơn: Tạm giữ 200 đồng hồ đo áp suất đường khí nén có dấu hiệu vi phạm

Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn thông tin, lực lượng chức năng vừa tạm giữ 200 đồng hồ đo áp suất đường khí nén không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm về tiêu chuẩn hàng hoá và sở hữu trí tuệ

Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm về tiêu chuẩn hàng hoá và sở hữu trí tuệ

Trong tháng 9/2024, Hà Nội xử phạt 2 đơn vị vi phạm về tiêu chuẩn, chất lượng và sở hữu trí tuệ, tổng số tiền 32 triệu đồng, nhằm đảm bảo minh bạch kinh doanh.
Hà Nội mạnh tay xử lý 291 vụ gian lận thương mại, phạt hơn 3 tỷ đồng trong tháng 9

Hà Nội mạnh tay xử lý 291 vụ gian lận thương mại, phạt hơn 3 tỷ đồng trong tháng 9

Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 291 vụ vi phạm trong tháng 9/2024, phạt hơn 3 tỷ đồng nhằm ổn định thị trường và ngăn chặn gian lận thương mại.
Lào Cai: Xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas

Lào Cai: Xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas

Ngày 14/10, Cục Quản lý thị trường Lào Cai thông tin về việc xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas được bảo hộ.
Đà Nẵng: Xử phạt 72,5 triệu đồng đối với 4 cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Đà Nẵng: Xử phạt 72,5 triệu đồng đối với 4 cửa hàng kinh doanh xăng dầu

9 tháng năm 2024, Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã kiểm tra 19 cơ sở kinh doanh xăng dầu, xử phạt 4 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 72,5 triệu đồng.
Bắc Giang: Tiêu hủy gần 116 nghìn sản phẩm giả nhãn hiệu lớn

Bắc Giang: Tiêu hủy gần 116 nghìn sản phẩm giả nhãn hiệu lớn

Sáng 13/10, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang cho biết vừa phối hợp với các lực lượng chức năng tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm tịch thu trong năm 2024.
Gia Lai: Xử lý hơn 1.700 vụ buôn lậu, hàng giả trong 9 tháng

Gia Lai: Xử lý hơn 1.700 vụ buôn lậu, hàng giả trong 9 tháng

9 tháng năm 2024, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai đã phát hiện, xử lý 1.709 vụ/1.536 đối tượng vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Hà Nội: Thu hồi khẩn cấp thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn

Hà Nội: Thu hồi khẩn cấp thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn

Sở Y tế Hà Nội ra thông báo khẩn thu hồi lô thuốc Cendemuc do Công ty Dược Trung ương 3 sản xuất do không đạt chất lượng, không đảm bảo sức khoẻ người dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động