Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách đa dạng hóa nguồn cung pin và vật liệu bán dẫn

Tập đoàn hóa chất Mitsubishi của Nhật Bản đang tìm kiếm các mối quan hệ đối tác của Australia để sản xuất khoáng sản ở Mozambique và Na Uy...
Việt Nam - Nhật Bản thiết lập khuôn khổ hợp tác về chuyển đổi năng lượng Hợp tác đầu tư, thương mại giữa tỉnh Đồng Tháp và doanh nghiệp Nhật Bản

Tập đoàn hóa chất Mitsubishi của Nhật Bản đang tìm kiếm các mối quan hệ đối tác của Australia để sản xuất khoáng sản ở Mozambique và Na Uy, trong nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung.

Các công ty Nhật Bản, vốn phụ thuộc vào pin và vật liệu bán dẫn quan trọng sản xuất tại Trung Quốc, đang có xu hướng mở rộng nguồn cung khi Chính phủ Trung Quốc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng này.
Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu giấy phép xuất khẩu đối với các lô hàng than chì của nước này bắt đầu từ 24/11 vừa qua. Than chì là nguyên liệu rất cần thiết trong chế tạo điện cực âm trong pin lithium-ion cho xe điện. Mặc dù chưa đến mức bị cấm nhưng việc yêu cầu cấp phép này có thể làm giảm xuất khẩu than chì của Trung Quốc. Hơn 80% than chì tự nhiên được sử dụng ở Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Tập đoàn hóa chất Mitsubishi của Nhật Bản đang xem xét đẩy mạnh sản xuất vật liệu điện cực ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nếu việc nhập khẩu than chì từ nước này bị gián đoạn. Công ty cũng đang tìm kiếm các mối quan hệ đối tác của Australia để sản xuất khoáng sản ở Mozambique và Na Uy, trong nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung.
Trong khi đó, đại diện của công ty sản xuất ô tô Nissan Motor (Nhật Bản) sẽ xem xét mua than chì và các vật liệu xe điện quan trọng khác từ các khu vực khác. Panasonic Energy, công ty con về pin thuộc Panasonic Holdings của Nhật Bản, đang tiến hành nghiên cứu chung với một công ty than chì của Canada để sản xuất hàng loạt vật liệu điện cực. Những nỗ lực của công ty đã được nâng cao nhờ thỏa thuận hồi tháng 9/2023 giữa Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Chính phủ Canada nhằm tăng cường chuỗi cung ứng pin.
Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, sản lượng than chì toàn cầu đạt 1,3 triệu tấn vào năm 2022, tăng 15% so với thời điểm xe điện bắt đầu phát triển. Trung Quốc chiếm 70% khối lượng sản xuất và cũng sản xuất một lượng lớn than chì nhân tạo. Đây là nhà xuất khẩu lớn với chi phí thấp của cả hai loại vật liệu này.
Than chì không phải là khoáng sản quan trọng duy nhất được Trung Quốc quan tâm. Vào tháng 8/2023, Trung Quốc đã thắt chặt các hạn chế xuất khẩu đối với galileum và germanium, những kim loại quý hiếm được sử dụng để sản xuất linh kiện điện tử và chất bán dẫn. Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu cả hai kim loại này đều giảm mạnh trong thời gian qua.

Đầu tháng này, Trung Quốc đã công bố các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với đất hiếm, thường được sử dụng trong sản xuất động cơ điện. Các hạn chế mới này sẽ được áp dụng trong hai năm.

Theo bnews.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Không để lỡ cơ hội phát triển xe điện: Cần cú hích về chính sách

Không để lỡ cơ hội phát triển xe điện: Cần cú hích về chính sách

Để chuyển đổi sang xe điện hóa, cơ quan quản lý Nhà nước cần đề ra các chính sách ưu đãi, chiến lược phát triển và khuyến khích người sử dụng.
Mục tiêu một điểm đến hay tầm nhìn chiến lược cho hàng dệt may Việt Nam

Mục tiêu một điểm đến hay tầm nhìn chiến lược cho hàng dệt may Việt Nam

Trung tâm Phát triển sản phẩm và kinh doanh hàng thời trang Vinatex được vận hành hiện thực mục tiêu một điểm đến, mở tầm nhìn chiến lược cho hàng dệt may.
Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024

Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024

Dự kiến trong hai ngày 28-29/8/2024 sẽ diễn ra Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024 - Sourcing Fair of Supporting Industry 2024.
Thanh Hóa: Tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được thực hiện như thế nào?

Thanh Hóa: Tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được thực hiện như thế nào?

Tỉnh Thanh Hóa có 44 cụm công nghiệp đang thực hiện đầu tư, với tổng diện tích 1.557,62 ha. Đến nay chỉ mới có 5 cụm công nghiệp thu hút được dự án thứ cấp.
Ngành da giầy trước thách thức xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính

Ngành da giầy trước thách thức xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính

Các quy định về phát triển bền vững được ban hành ngày càng nhiều tại các thị trường lớn như Mỹ và EU, buộc DN da giầy phải đẩy nhanh lộ trình xanh hóa.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) “rót vốn” mạnh vào các dự án điện tử, chất bán dẫn Việt Nam

Doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) “rót vốn” mạnh vào các dự án điện tử, chất bán dẫn Việt Nam

Khu vực phía Bắc dự kiến tiếp tục hút các khoản đầu tư điện tử, chất bán dẫn từ Đài Loan (Trung Quốc), còn phía Nam nhận các dự án giá trị gia tăng trung bình.
Bộ Công Thương: Ưu tiên nguồn lực tăng trưởng mới trong lĩnh vực công nghiệp

Bộ Công Thương: Ưu tiên nguồn lực tăng trưởng mới trong lĩnh vực công nghiệp

Mặc dù đạt tăng trưởng khả quan trong 6 tháng đầu năm 2024, song công nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều thách thức trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Việt Nam đứng trước cơ hội mở rộng hợp tác công nghiệp với các nước EU là rất lớn

Việt Nam đứng trước cơ hội mở rộng hợp tác công nghiệp với các nước EU là rất lớn

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí cho rằng, việc thành lập trung tâm đủ năng lực cấp chứng chỉ sản phẩm cơ khí chế tạo từ nguồn năng lượng sạch là quan trọng.
Ngành công nghiệp nào được Quảng Trị ưu tiên phát triển trong năm 2025?

Ngành công nghiệp nào được Quảng Trị ưu tiên phát triển trong năm 2025?

Chế biến gỗ, sản xuất hàng may mặc… vẫn được xác định là những ngành công nghiệp ưu tiên phát triển của Quảng Trị trong năm 2025.
Sức ép “xanh hóa” buộc ngành thép phải thay đổi

Sức ép “xanh hóa” buộc ngành thép phải thay đổi

Thách thức phải hoàn thành việc chuyển đổi xanh vào 2035 mà COP26 đặt ra đang đặt lên vai ngành thép khi có quá nhiều sức ép về thời gian và đầu tư công nghệ...
Thị trường phức tạp, doanh nghiệp ngành sợi có thành công ‘cắt lỗ’?

Thị trường phức tạp, doanh nghiệp ngành sợi có thành công ‘cắt lỗ’?

Giá bông, sợi trên thị trường thế giới từ đầu năm tới nay biến động bất thường khiến kỳ vọng “cắt lỗ” của doanh nghiệp ngành sợi khó thành hiện thực.
Làm thế nào để giảm khí thải carbon hướng tới sản xuất bền vững

Làm thế nào để giảm khí thải carbon hướng tới sản xuất bền vững

Giảm khí thải CO2 đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của nhiều doanh nghiệp.
Cần đưa cơ khí vào chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ

Cần đưa cơ khí vào chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về chính sách, nhân lực, chi phí sản xuất cũng như mối liên kết trong ngành.
Trợ lực từ Mỹ, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam có ‘thoát xác’?

Trợ lực từ Mỹ, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam có ‘thoát xác’?

Nhà đầu tư Mỹ mong muốn hợp tác nâng cao năng lực sản xuất ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam, tuy nhiên doanh nghiệp trong nước có đón nhận được cơ hội?
Thừa Thiên Huế: Vẫn gặp khó khi bố trí cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp

Thừa Thiên Huế: Vẫn gặp khó khi bố trí cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt, xây dựng hạ tầng nhiều cụm công nghiệp, tuy nhiên hiện nay việc bố trí cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp vẫn còn gặp khó.
Ngành nhựa: Củng cố sản xuất để tăng “sức đề kháng”

Ngành nhựa: Củng cố sản xuất để tăng “sức đề kháng”

Với khả năng cạnh tranh cao, tiềm năng lớn, ngành nhựa Việt Nam luôn trong tầm ngắm của các nhà đầu tư ngoại.
Nhiều cơ hội phát triển ngành công nghiệp thiết bị điện

Nhiều cơ hội phát triển ngành công nghiệp thiết bị điện

Ngành công nghiệp thiết bị điện có nhiều cơ hội phát triển nhờ vào những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Công nghiệp quốc phòng hướng đến chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại

Công nghiệp quốc phòng hướng đến chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại

Đó là yêu cầu với ngành công nghiệp quốc phòng được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết công tác công nghiệp quốc phòng 6 tháng đầu năm 2024.
Chi phí đầu vào liên tục tăng, doanh nghiệp dệt may xoay sở ra sao?

Chi phí đầu vào liên tục tăng, doanh nghiệp dệt may xoay sở ra sao?

Lương tối thiểu vùng tăng kể từ đầu tháng 7/2024 đã chồng thêm gánh nặng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp dệt may khi đơn giá, đơn hàng không tăng.
Đề xuất 19 chế định pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030

Đề xuất 19 chế định pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030

Hội đồng khoa học cấp Bộ Quốc phòng đã họp đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030.
Hơn 4.000 sĩ quan quân đội Lào, Campuchia, Thái Lan được Việt Nam đào tạo, bồi dưỡng

Hơn 4.000 sĩ quan quân đội Lào, Campuchia, Thái Lan được Việt Nam đào tạo, bồi dưỡng

Sau 60 năm thành lập, Học viện Phòng không - Không quân đã đào tạo, bồi dưỡng hơn 8 vạn cán bộ, sĩ quan các cấp trong đó có gần 4.000 sĩ quan quân đội các nước.
Phát triển ngành điện tử thông minh, ô tô, cơ khí và tự động hóa gắn với kinh tế xanh

Phát triển ngành điện tử thông minh, ô tô, cơ khí và tự động hóa gắn với kinh tế xanh

Quốc hội yêu cầu tập trung phát triển các ngành điện tử thông minh, ô tô, cơ khí và tự động hóa, công nghệ cao, dệt may, da giày gắn với kinh tế xanh.
Doanh nghiệp da giày lo ứng phó với Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)

Doanh nghiệp da giày lo ứng phó với Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)

Có thể sau năm 2030 EU sẽ áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) cho sản phẩm da giày, doanh nghiệp trong nước cần chủ động ứng phó.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đóng góp gì sau 25 năm thành lập?

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đóng góp gì sau 25 năm thành lập?

Đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp dệt may, 25 năm qua Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đồng hành cùng ngành công nghiệp nhiều chục tỷ đô phát triển.
Loại vũ khí chiến lược nào được coi là "bất khả xâm phạm" của Nga?

Loại vũ khí chiến lược nào được coi là "bất khả xâm phạm" của Nga?

Nhiều cường quốc thế giới đang chạy đua, đổ tiền vào loại vũ khí chiến lược, có khả năng bất khả xâm phạm. Loại vũ khí đem đến sức mạnh nhưng cũng là nguy cơ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động