Giá sữa, những điều không biết ở Cục Quản lý giá

Không rõ giá sữa Việt Nam ở mức nào so với khu vực, không biết thị phần các doanh nghiệp (DN) hiện nay ra sao. Đặc biệt hơn, không biết cả giá sữa ngoài kia đang nhảy múa thế nào so với giá đã kê khai, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đang quản gì ở doanh nghiệp sữa?

CôngThương - Quản giá sữa: Không biết đắt rẻ so với thế giới

Ngay sau cuộc họp liên bộ về tình hình giá sữa sáng 4/3, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định với báo giới: "Việc quản lý giá sữa từ trước tới nay được Bộ Tài chính làm rất nghiêm túc và quyết liệt, căn cứ vào Pháp lệnh Giá từ năm 2003 tới nay".

Tuy nhiên, trong một cuộc trao đổi cuối tuần trước về vấn đề này, các lãnh đạo của Cục Quản lý giá lại cho hay, không nắm được nhiều thông tin về thị trường sữa.

Chẳng hạn như, trả lời câu hỏi về thị phần của các DN sữa trên thị trường, ông Tuấn cho biết: "Hiện nay, chúng tôi chưa thống kê hết được có bao nhiêu công ty kinh doanh sữa trên cả nước. Chúng tôi chỉ quản lý việc kê khai giá ở 6 công ty sữa song, chúng tôi cũng chưa có một số liệu nào đánh giá 6 công ty này thực chất chiếm bao nhiêu thị phần. Còn cảm nhận qua doanh số, theo báo cáo của doanh nghiệp thì thị phần của họ chiếm khoảng 60% trên cả nước".

Ông Tuấn lưu ý rằng, "muốn nắm rõ thị phần doanh nghiệp sữa thì phải hỏi cơ quan cấp phép đăng ký kinh doanh".

Người tiêu dùng kêu than, giá sữa tăng quá cao, giá sữa Việt Nam thuộc hàng đắt đỏ. Song, chia sẻ về sự so sánh giá sữa Việt Nam với các nước, Cục trưởng Cục Quản lý giá lại cho hay: "Chúng tôi chưa so sánh về vấn đề này" và "mong sẽ có cơ quan nào đó thống kê giúp".

Trước đây, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương từng công bố báo cáo cạnh tranh về ngành sữa ở Việt Nam, song ông Tuấn cho rằng, nghiên cứu này chưa chính xác, vì không nêu rõ các so sánh về dòng sữa cụ thể. Một doanh nghiệp sữa có thể có tới 30 dòng hàng sữa khác nhau.

Một thông tin quan trọng hơn, đó là kết quả thanh tra, kiểm tra về vi phạm các doanh nghiệp sữa vào cuối năm ngoái, ông Tuấn cũng nhấn mạnh đó là lĩnh vực của thanh tra và lực lượng quản lý thị trường, vậy nên, ông không có thông tin để trả lời.

Thậm chỉ, ngay cả việc xác minh Nestle hay Friesland Campina có tùy tiện tăng giá sữa khi đang giải trình chưa xong với Cục Quản lý giá hay không thì cũng là việc của thanh tra, của quản lý thị trường.

Trong một cuộc trao đổi khác, Cục Phó Cục Quản lý giá Đinh Thị Nương đã cho hay, việc Cục nắm bắt diễn biến tăng giá của doanh nghiệp đều dựa theo... báo cáo và qua điện thoại.

Bà Nương giãi bày, trước 31/1, ngày Nestle kê khai tăng giá thì Cục đều có gọi điện hỏi DN, song doanh nghiệp khẳng định là không tăng giá. Đến ngày 24/2, qua kênh báo chí, thấy có hiện tượng tăng giá, Cục cũng đã gọi điện đến doanh nghiệp này thì nhận được 2 thông tin. Cô nhân viên kê khai giá của Nestle khẳng định là "chúng em chưa tăng giá", nhưng khi hỏi 'vặn" lại về thông tin báo chí nêu ở đồng chí Giám đốc phụ trách đối ngoại thì vị này mới bảo "Công ty đã tăng giá từ ngày 1/2'.

Vậy nhưng cả hai lãnh đạo này lại không quên nhấn mạnh: "Cục Quản lý giá chỉ quản lý giá sữa".

Dường như, cơ quan này chỉ quan tâm việc, DN đã kê khai khi điều chỉnh giá, còn thực tế, DN thực thi đúng sai thế nào thì... không phải việc của Cục.

Khi có quá nhiều thứ không biết, không nắm rõ về thị trường sữa như vậy, dư luận có quyền đặt câu hỏi: 'Liệu việc quản lý giá sữa sẽ thực thi thế nào, có quá lỏng lẻo và sát với thực tế không?"

Trước câu chuyện này, một chuyên gia kinh tế nhận xét: "Cách trả lời như vậy gây cho nhiều người cảm giác thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên, cái gốc vấn đề ở đây là vấn đề phân công quản lý giữa các cơ quan Nhà nước với nhau. Giá thì không thể trách rời vấn đề thị trường. Việc quản lý giá cũng không thể tách rời việc quản lý thị trường được. Trong khi đó, quản lý thị trường là thuộc trách nhiệm Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chỉ quản về giá.

"Rõ ràng 2 bộ phân không thể tách rời nhưng lại được phân công ở 2 bộ khác nhau. Đây là bất cập từ rất lâu mà đến nay, không khắc phục được. Thế nên, khi có chuyện, các bên có thể đổ lỗi cho nhau, hoặc nói rằng, không có thông tin", vị chuyên gia nói thêm.

Nước đến chân mới nhảy

Mấy ngày nay, ở Bộ Tài chính, việc quản lý giá sữa trở nên sôi sùng sục.

Sau khi phát đi các thông cáo sẽ tăng cường kiểm tra giá sữa, sáng ngày 4/3, cuộc họp liên Bộ bao gồm đủ ngành ngoại giao, tư pháp, công thương được tổ chức vội vã.

sữa, tăng-giá-sữa, độc-quyền, cạnh-tranh, sữa-ngoại, sữa-nội, Vinamilk, giá-xăng, giá-điện, giá-dầu, giá-thép
Các bộ sẽ tiến hành kiểm tra giá sữa

Sự gấp gáp này được thể hiện ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, yêu cầu các bộ phải kiểm tra giá sữa, tại cuộc họp báo thường kỳ chính phủ hôm 28/2.

Tới lúc này, những lời cam kết rằng, sẽ quyết liệt làm, sẽ thanh tra, kiểm tra gắt gao các doanh nghiệp sữa mới được phát đi từ lãnh đạo Bộ Tài chính.

Chỉ mới năm ngoái, giá sữa cũng tăng 3-4 lần ngay từ đầu năm. Câu chuyện trở nên nóng hừng hực khi lộ ra nguyên cớ rằng, Bộ Tài chính chẳng nắm gì cả vì sữa đã bị đổi tên từ đầu năm theo quy định của Bộ Y tế. Khi không còn gọi là sữa, mà chỉ là sản phẩm dinh dưỡng, thì "sữa" không thuộc danh mục hàng cần bình ổn. Do đó,các doanh nghiệp không phải kê khai giá sữa nên bộ Tài chính bị gián đoạn việc kiểm soát vấn đề này là tất yếu.

Tuy nhiên, việc giá sữa không còn thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính là chuyện xảy ra đã khoảng 1 năm. Nhưng dường như no không mấy được quan tâm cho đến khi giá sữa tăng vù vù, dư luận bức xúc, lãnh đạo Cục Quản lý giá mới lên tiếng thanh minh lý do như trên.

Và cũng chỉ khi, có yêu cầu của Thủ tướng, sữa mới trở lại tên gọi cũ, và quay về, lại tiêp tục thuộc quyền quản lý của Bộ này từ đầu tháng 11/2013.

Theo VietnamNet

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xuất khẩu cà phê kim ngạch thu về hơn 4,4 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê kim ngạch thu về hơn 4,4 tỷ USD

Trong 15 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 21.489 tấn, kim ngạch 125,8 triệu USD, tăng 98% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng

Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng

Xác thực số không còn là khái miệm mới mà đang trở thành một nền công nghiệp hứa hẹn bùng nổ ở Việt Nam, đưa nền thương mại Việt tiến vào đại lộ thịnh vượng.
Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh – GEFE 2024: Kiến tạo tương lai xanh

Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh – GEFE 2024: Kiến tạo tương lai xanh

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy đầu tư, hợp tác thương mại giữa châu Âu và Việt Nam.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Nỗ lực đưa nông sản Việt sang thị trường Pháp

Nỗ lực đưa nông sản Việt sang thị trường Pháp

Hội chợ Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Sial Paris 2024 là cơ hội để nông sản Việt Nam vươn xa tới đông đảo người tiêu dùng tại thị trường Pháp.

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến đầu tư, kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại Indonesia

Xúc tiến đầu tư, kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại Indonesia

Diễn đàn Kinh tế châu Á - Quốc tế 2024 diễn ra tại Jakarta (Indonesia) là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại thị trường này.
Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

15 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu hồ tiêu thu về 58,3 triệu USD, như vậy, tính từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu hồ tiêu chính thức thu về trên 1 tỷ USD.
Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng, giảm về trị giá

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng, giảm về trị giá

Nhập khẩu đậu tương trong 9 tháng năm 2024 đạt trên 1,59 triệu tấn, trị giá gần 825,81 triệu USD, tăng 8,3% về lượng, giảm 11,7% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 dự kiến đạt khoảng 2 tỷ USD

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 dự kiến đạt khoảng 2 tỷ USD

Do những khó khăn về thị trường, cũng như những yếu tố nội tại của ngành, dự kiến, xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 chỉ đạt khoảng 2 tỷ USD.
Xuất khẩu rau quả, đích đến 7 tỷ USD đang rất gần

Xuất khẩu rau quả, đích đến 7 tỷ USD đang rất gần

Lô chanh leo đầu tiên đã được xuất khẩu sang Australia; lô dừa tươi đầu tiên đã xuất khẩu sang Trung Quốc. Đích đến 7 tỷ USD của rau quả Việt đang đến rất gần.
Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) sắp diễn ra tại TP.HCM

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) sắp diễn ra tại TP.HCM

Ngày 21-23/10 tới, tại TP.HCM, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với EuroCham tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024).
Xuất khẩu dừa tươi dự báo sẽ tăng mạnh

Xuất khẩu dừa tươi dự báo sẽ tăng mạnh

Những lô dừa tươi đầu tiên của Việt Nam đã chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc. Dự báo, xuất khẩu dừa tươi sang thị trường này sẽ tăng mạnh trong thời gian tới
Nhiều

Nhiều 'ông lớn' thương mại điện tử Trung Quốc gia nhập thị trường Việt tạo ra cuộc đua khốc liệt

Doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt khi các "ông lớn" từ Trung Quốc như Temu, Taobao và Shein gia nhập thị trường.
Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam

Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam

Chiều 18/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Diễn đàn “Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ và OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam”.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

9 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266% về lượng, tăng 1.132% về kim ngạch nhưng giảm 9,8% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Cải tiến từ công nghệ, đưa ngành nhựa Việt đón đầu thị trường tiềm năng

Cải tiến từ công nghệ, đưa ngành nhựa Việt đón đầu thị trường tiềm năng

Trong thách thức luôn mở ra cơ hội nếu ngành nhựa Việt nắm bắt được kịp thời, đặc biệt cần tận dụng ưu đãi, thay đổi công nghệ đón đầu thị trường.
Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD

Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 610,56 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD. Xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng của cả nước.
Sàn thương mại điện tử đưa hàng giá rẻ vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp trong nước cần làm gì?

Sàn thương mại điện tử đưa hàng giá rẻ vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp trong nước cần làm gì?

Các chuyên gia lo ngại doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, thậm chí phá sản trước "làn sóng" sàn thương mại điện tử đưa hàng giá rẻ đang tràn vào Việt Nam.
Sắp diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Sắp diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ tổ chức vào ngày 21/11, với chủ đề: Chuyển đổi đổi số hướng tới chuyển đổi xanh và bền vững.
Ấn Độ ban hành các bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbat

Ấn Độ ban hành các bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbat

Ấn Độ ban hành các bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) lớn thứ 2 cho thị trường Trung Quốc, sau Nga, với gần 3 tỷ USD trong 20 năm qua.
Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón, tương đương gần 530,66 triệu USD, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về kim ngạch so với cùng kỳ.
2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không

2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không 'về đích' như kỳ vọng

Thị trường khó đoán định và ảnh hưởng của siêu bão Yagi có thể là nguyên nhân khiến xuất khẩu gỗ và lâm sản không về đích 17,5 tỷ USD như kỳ vọng.
Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu
Tháo gỡ khó khăn triển khai hợp đồng điện tử: Doanh nghiệp cần hành lang pháp lý đồng bộ

Tháo gỡ khó khăn triển khai hợp đồng điện tử: Doanh nghiệp cần hành lang pháp lý đồng bộ

Một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, tính bảo mật chưa cao, khiến doanh nghiệp chưa tin dùng hợp đồng điện tử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động