Hà Nội: Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 7,79%

6 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng GRDP của thành phố ước tính tăng 7,79% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 6,02%; quý II tăng 9,49%.
Hà Nội: Phấn đấu giai đoạn 2016- 2020 tăng trưởng GRDP bình quân đạt 8,5- 9% Hà Nội: 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đạt mốc tăng trưởng GRDP 7,5-8% đến năm 2025

Công nghiệp, thương mại tăng trưởng tích cực

6 tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên TP. Hà Nội đã thực hiện tốt các giải pháp thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội Hà Nội 6 tháng đầu năm 2022 đạt được với xu hướng phục hồi nhanh và tích cực của nhiều ngành, lĩnh vực.

Hà Nội: Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 7,79%
Hoạt động sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tiếp tục phục hồi tích cực

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý II ước tính tăng 9,49% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, GRDP của thành phố ước tính tăng 7,79% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 6,02%; quý II tăng 9,49%. Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm nay cao hơn mức tăng của cùng kỳ các năm gần đây, đồng thời thể hiện xu hướng phục hồi, phát triển rõ nét qua từng quý của nhiều ngành, lĩnh vực.

Trong đó, khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm ước tính tăng 9,05% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,4%; quý II tăng 11,68%), đóng góp 5,91 điểm % vào mức tăng GRDP. Khu vực công nghiệp và xây dựng 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 6,31% so với cùng kỳ năm 2021 (quý I tăng 5,95%; quý II tăng 6,61%), đóng góp 1,27 điểm % vào mức tăng GRDP. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm nay ước tính tăng 2,39% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,06 điểm % vào mức tăng GRDP.

Cũng theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, hoạt động sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tiếp tục phục hồi tích cực. Cùng với việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, thành phố đã chủ động triển khai các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, giá nhiên liệu và nguyên vật liệu tăng cao đã ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

Ước tính quý II/2022 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2021 tăng 8,7%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,9%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 7,0%; khai khoáng giảm 7,6%.

Trong 6 tháng đầu năm, Hà Nội cùng cả nước thực hiện tốt việc thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả trong tình hình mới. Các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, văn hóa, thể thao được đẩy mạnh đã tiếp đà tích cực cho sự phục hồi của ngành thương mại, dịch vụ, nhất là trong quý II với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 336 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 218,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 65% tổng mức và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 38,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng mức và tăng 61,7%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 4,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,4% và gấp 2,3 lần cùng kỳ; doanh thu dịch vụ khác đạt 74,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,1% và tăng 11,7%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng sáu tăng 0,70% so với tháng trước, tăng 3,15% so với tháng 12/2021 và tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,25% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.

Ước tính quý II kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 4.421 triệu USD, tăng 13,4% so với quý I và tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 8,3 tỷ USD, tăng 17,1% so cùng kỳ năm 2021, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 17,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,7 tỷ USD, tăng 16,6%.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội thành phố 6 tháng đầu năm còn có một số khó khăn, thách thức như: Giá nhiên, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, xây dựng và hàng hóa tiêu dùng tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và gây áp lực cho việc kiểm soát lạm phát; tốc độ tái đàn lợn còn chậm; tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp.

Để hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của thành phố, nhiệm vụ được thành phố Hà Nội đặt ra trong những tháng cuối năm đó là cần tiếp tục kiểm soát dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác trên địa bàn thành phố; triển khai mạnh mẽ, hiệu quả chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 lần 2 (mũi nhắc lại) cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên, hoàn thành tiêm phòng cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi trước tháng 9/2022, phấn đấu đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, ổn định đời sống nhân dân.

Theo dõi chặt chẽ thị trường giá cả hàng hóa, trọng tâm là giá các mặt hàng thiết yếu như giá xăng dầu; giá lương thực, thực phẩm; vật liệu xây dựng và giá thức ăn chăn nuôi... để có chính sách, giải pháp kịp thời cân đối cung - cầu, điều hành bình ổn giá phù hợp; lưu thông hàng hóa, thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu bền vững và các cân đối về điện, xăng dầu, bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định cho sản xuất và sinh hoạt.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố. Thực hiện đồng bộ các hoạt động hỗ trợ sản xuất kinh doanh như chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố, thúc đẩy liên kết, hợp tác; tổ chức tuyên truyền và thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2022.

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt, khẩn trương, có hiệu quả hơn nữa các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; huy động tốt nguồn vốn tư nhân cho đầu tư phát triển. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm, công trình lớn, quan trọng, thiết yếu, các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề, làng nghề truyền thống.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiền Giang: Sắp có thêm 6 khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động

Tiền Giang: Sắp có thêm 6 khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động

Hiện có 6 khu, cụm công nghiệp tại Tiền Giang đã có quyết định về đầu tư, doanh nghiệp đang triển khai thủ tục để hoàn thiện hồ sơ phê duyệt để đầu tư hạ tầng.
Khánh Hoà: Dự kiến, ngày 23/10, tàu du lịch chở hơn 2.300 khách sẽ cập Cảng quốc tế Cam Ranh

Khánh Hoà: Dự kiến, ngày 23/10, tàu du lịch chở hơn 2.300 khách sẽ cập Cảng quốc tế Cam Ranh

Tàu du lịch biển Coral Princess sẽ cập Cảng quốc tế Cam Ranh ngày 23/10, mang theo 2.300 khách đến Khánh Hòa, trước khi di chuyển tới Hồng Kông (Trung Quốc).
Ninh Thuận chào đón, mời gọi các nhà đầu tư Đồng Nai

Ninh Thuận chào đón, mời gọi các nhà đầu tư Đồng Nai

Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai đã diễn ra thành công vào chiều 18/10, thu hút sự tham dự của gần 100 doanh nghiệp Đồng Nai.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Đồng Nai: Nhiều điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đồng Nai: Nhiều điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã được tỉnh Đồng Nai tập trung phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Doanh nghiệp FDI cam kết

Quảng Nam: Doanh nghiệp FDI cam kết 'rót' thêm tỷ USD mở rộng đầu tư

Môi trường đầu tư thuận lợi, nhiều doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam dự kiến đầu tư thêm trăm triệu đến hàng tỷ USD để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Khánh Hoà: Mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao

Khánh Hoà: Mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao

Khánh Hoà hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững, bảo vệ môi trường biển và hướng tới xuất khẩu thuỷ sản với tiêu chuẩn cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Có 179 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ở Gia Lai

Có 179 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ở Gia Lai

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Gia Lai có 764 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 72,8% kế hoạch năm; đáng chú ý có 179 doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động.
Đầu tư 2.400 tỷ đồng mở rộng Cảng hàng không Cà Mau

Đầu tư 2.400 tỷ đồng mở rộng Cảng hàng không Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1188/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau (dự án).
Singapore muốn hợp tác với Bà Rịa - Vũng Tàu để phát triển điện gió ngoài khơi

Singapore muốn hợp tác với Bà Rịa - Vũng Tàu để phát triển điện gió ngoài khơi

Singapore hy vọng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ hỗ trợ tích cực để PTSC và Sembcorp hoàn thiện giấy phép và triển khai dự án điện gió ngoài khơi.
Đồng Nai triển khai Nghị định của Chính phủ về hoạt động thương mại biên giới

Đồng Nai triển khai Nghị định của Chính phủ về hoạt động thương mại biên giới

Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức triển khai Nghị định số 122/2024/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thương mại biên giới.
Thu hút hàng nghìn dự án, Bắc Ninh tìm giải pháp phát triển khu công nghiệp

Thu hút hàng nghìn dự án, Bắc Ninh tìm giải pháp phát triển khu công nghiệp

Chiếm tới 80% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, Bắc Ninh đã và đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm phát triển khu công nghiệp.
Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024 có gì đặc biệt?

Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024 có gì đặc biệt?

Sẽ có hơn 230 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm trong và ngoài tỉnh tham gia giới thiệu sản phẩm nông sản tại Thanh Hóa.
Quy định mới về chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Đồng Nai áp dụng từ 21/10

Quy định mới về chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Đồng Nai áp dụng từ 21/10

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành hạn mức tối đa nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân đối với đất trồng cây hàng năm, áp dụng từ 21/10/2024.
Lâm Đồng: Bổ sung hơn 3.700 tỷ đồng vào cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Lâm Đồng: Bổ sung hơn 3.700 tỷ đồng vào cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Tỉnh ủy Lâm Đồng thống nhất chủ trương điều chỉnh nguồn vốn từ ngân sách địa phương cân đối bổ sung 3.761 tỷ đồng đối ứng cho cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương.
TP. Hồ Chí Minh đề xuất giữ lại ngân sách thu vượt để xây dựng đường sắt đô thị

TP. Hồ Chí Minh đề xuất giữ lại ngân sách thu vượt để xây dựng đường sắt đô thị

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có đề xuất gửi Bộ Tài chính được giữ lại số tăng thu ngân sách trung ương được hưởng để thực xây dựng các dự án đường sắt đô thị.
Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc lựa chọn tỉnh Thanh Hóa để đầu tư

Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc lựa chọn tỉnh Thanh Hóa để đầu tư

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đã lựa chọn Thanh Hóa đầu tư.
Lạng Sơn: Kinh tế 9 tháng năm 2024 có gì nổi bật?

Lạng Sơn: Kinh tế 9 tháng năm 2024 có gì nổi bật?

UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong 9 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục đà phục hồi, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ...
Vĩnh Phúc: Tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển

Vĩnh Phúc: Tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển

Đánh giá cao đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, tỉnh Vĩnh Phúc luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân phát triển.

'Lai Châu, hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng phát triển'

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lai Châu năm 2024 với chủ đề "Lai Châu, hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng phát triển” thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư…
Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Để thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, Tuyên Quang đã huy động các nguồn lực, vận động cộng đồng chung tay giúp hộ nghèo có một nơi an cư dài lâu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động