Hiệu quả khoa học và công nghệ từ quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương

Việc ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương theo hướng hiện đại.
Những điểm sáng của ngành Công Thương trong bảo vệ môi trường Doanh nghiệp, doanh nhân ngành Công Thương: Hiện thực hóa khát vọng phát triển Đổi mới trong công tác đào tạo cán bộ công chức, viên chức ngành Công Thương

Trình độ công nghệ của doanh nghiệp từng bước nâng lên

Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 165/QĐ-TTg đã nhấn mạnh quan điểm tái cơ cấu để thực hiện phát triển nhanh và bền vững ngành Công Thương trên cơ sở phát huy vai trò động lực của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành.

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Phát huy vai trò động lực của khoa học và công nghệ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nghe giới thiệu về hoá phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu VPI SP do Viện Dầu khí Việt Nam nghiên cứu, chế tạo

Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và địa bàn để phát huy tối đa lợi thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương trong chuỗi giá trị. Chủ động, đi trước một bước trong việc thử nghiệm và phát triển các mô hình tăng trưởng mới, khai thác có hiệu quả thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế.

Đề án cũng nêu nhiệm vụ, kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế thương mại để tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm. Phấn đấu tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 8,5 - 9%/năm.

Thực tiễn trong thời gian qua, việc nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương theo hướng hiện đại, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ đã đóng góp quan trọng vào những thành tích ấn tượng của ngành Công Thương những năm qua.

Đó là, sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng tích cực, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế; nền sản xuất công nghiệp đã đạt năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức khá cao; một số ngành có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới, như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ...; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao liên tục tăng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; xuất nhập khẩu tăng trưởng kỷ lục, đạt khoảng 732 tỷ USD năm 2022; thương mại nội địa luôn giữ vững được đà tăng trưởng ổn định ở mức cao…

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp từng bước được nâng lên; một số ngành, lĩnh vực đang tiệm cận với trình độ công nghệ của khu vực và thế giới, như: Lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng - điện; không ít các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tiên phong trong xu hướng ứng dụng công nghệ mới và thực hiện chuyển đổi số với hiệu quả hết sức tích cực, mang đến diện mạo, năng lực mới cho doanh nghiệp.

Điển hình trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, cùng với các đơn vị nghiên cứu, tư vấn trong nước, doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đã ứng dụng và làm chủ nhiều công nghệ mới, tiên tiến nhất của thế giới, như: Các công nghệ khoan hiện đại áp dụng tại các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen; công nghệ khai thác dầu trong đá móng Granitoid áp dụng tại các mỏ thuộc bể Cửu Long.

Hay, công nghệ làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu (Turbo Expender) giúp nâng cao hiệu suất thu hồi lỏng tại nhà máy xử lý khí; công nghệ CNG nén khí khô vào các bình chứa cao áp; công nghệ nhập, xuất và tồn chứa LPG lạnh... đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho ngành; đặc biệt, đã nghiên cứu, chế tạo và triển khai thành công giàn khoan tự nâng 90m nước... mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa mang tầm khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vực năng lượng điện, các doanh nghiệp đã đặc biệt chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị thông qua nhập khẩu, làm chủ công nghệ mới, tiên tiến của nước ngoài để phục vụ phát triển nguồn điện, lưới điện, hệ thống điều khiển - điều độ - thông tin - viễn thông điện lực trong nước. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hoàn thành việc triển khai nhiều chương trình/dự án đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ hiện đại, giúp việc vận hành hệ thống điện của Việt Nam tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới...;

Việc ứng dụng khoa học và công nghệ đã giúp nâng công suất tổ máy phát điện đạt 600-660 MW; hệ thống truyền tải không ngừng mở rộng với nhiều đường dây và TBA có cấp điện áp 500 kV, các TBA có công nghệ cách điện bằng khí; chế tạo thành công máy biến áp truyền tải 110 ÷ 500 kV giúp ngành điện chủ động về nguồn cung; hiện nay 43% số máy biến áp trên hệ thống lưới điện của EVN được sản xuất trong nước.

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Phát huy vai trò động lực của khoa học và công nghệ
Doanh nghiệp ngành Công Thương đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất - kinh doanh

Tương tự, trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, việc nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ đã góp phần tăng sản lượng than toàn ngành bình quân 9,4%/năm. Tỷ lệ cơ giới hóa trong khai thác hầm lò đã tăng vượt bậc từ 10% lên 80% trong những năm qua.

Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, việc ứng dụng thành công các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cơ khí chế tạo đã khẳng định năng lực, vị thế và vai trò của tổ chức khoa học và công nghệ ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Điển hình như: Công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW” do Viện Nghiên cứu Cơ khí thực hiện, đã áp dụng thành công…

Nền tảng thúc đẩy sự phát triển ngành Công Thương

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã trở thành chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối chiến lược của Đảng, với chặng đường 72 năm hình thành và phát triển, ngành Công Thương luôn xác định công tác phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là yêu cầu và đòi hỏi tiên quyết, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của ngành cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Đội ngũ làm công tác khoa học và công nghệ trong toàn ngành đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao; làm tốt công tác nghiên cứu, tư vấn chính sách, tích cực tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chiến lược, quy hoạch, tiêu chuẩn - quy chuẩn - định mức kinh tế kỹ thuật trong ngành.

Đồng thời, đưa nhanh những kết quả nghiên cứu và thành tựu khoa học và công nghệ ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương theo hướng hiện đại, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành cũng như góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Phát huy vai trò động lực của khoa học và công nghệ
TS. Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí giới thiệu một số thành quả nghiên cứu của Viện với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt

Tiến sĩ Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí cho hay, trong thời gian qua, Viện đã làm tốt công tác tham mưu tư vấn cơ chế chính sách cho Chính phủ để đưa ra được cơ chế chính sách cụ thể cho từng lĩnh vực công nghiệp như: Cơ chế nội địa hóa các thiết bị nhiệt điện; thiết bị toàn bộ trong ngành công nghiệp...

Viện cũng đạt được thành công trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ cho một số lĩnh vực thuộc thế mạnh của Viện như: Thiết bị cơ khí thủy công cho thủy điện; EPC một số hạng mục cho nhà máy nhiệt điện than theo Quyết định số 1791/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; EPCM cho dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ; tự động hóa quá trình sản xuất cho nhà máy sản xuất bột giặt và phân bón; EPC một số hạng mục quan trọng trong nhà nhà máy xi măng lò quay; sản xuất phao nổi và neo cho nhà máy điện mặt trời...

Tiến sĩ Đào Duy Anh - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim cho rằng, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, sự tận tâm, tinh thần sáng tạo và nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ nói chung, cán bộ khoa học và công nghệ ngành Công Thương nói riêng, các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ đã được ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội.

"Khoa học và công nghệ đã thể hiện vai trò quan trọng thay đổi tư duy quản lý các cấp, quản trị doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, thiết bị, qua đó, làm tăng năng suất lao động, đạt bình quân giai đoạn 2016-2020 là 5,88%, cao nhất khối ASEAN và trong nhóm các quốc gia có tăng trưởng cao ở châu Á" - Tiến sĩ Đào Duy Anh cho hay.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế đang là xu hướng chủ đạo và phát triển mạnh mẽ, mang lại những thời cơ, thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức đan xen.

Ngành Công Thương đang đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm tập trung xây dựng và nâng cao năng lực tự chủ về sản xuất và thị trường, hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới, có tính độc lập, thích ứng và chống chịu cao trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài, bảo đảm tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Đào Trọng Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương chia sẻ, phát triển sản xuất thông minh là hướng đi tất yếu, đặc biệt khi Việt Nam mong muốn trở thành trung tâm sản xuất của khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như từng bước hình thành và dẫn dắt các chuỗi cung ứng.

Để làm được điều này, đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng các công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất thông minh, chuyển đổi số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Trong giai đoạn vừa qua, Bộ Công Thương đã dành nhiều nguồn lực và tập trung triển khai nội dung này. Cụ thể: Hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm về sản xuất thông minh trong các lĩnh vực cơ khí, nhựa, điện tử, bia, logistics. Các nội dung này đã được chúng tôi triển khai lồng ghép trong những chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ Công Thương và cấp quốc gia cùng với sự tham gia của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2021 - 2030, các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ được xây dựng và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt đều đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có thế mạnh trong phát triển và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp 4.0.

Bộ Công Thương đã xác định một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn tới là triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo nền tảng vững chắc giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, khai thác tốt các cơ hội từ các hiệp định thương mại để phát triển sản xuất và xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công an biểu dương Công an tỉnh Thanh Hoá đã triệt phá đường dây sản xuất thuốc chữa bệnh giả

Bộ Công an biểu dương Công an tỉnh Thanh Hoá đã triệt phá đường dây sản xuất thuốc chữa bệnh giả

Bộ Công an đã có thư biểu dương Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh quy mô lớn.
Từ vụ IshowSpeed: Loại bỏ ngay tư duy ‘chặt chém’ làm xấu xí hình ảnh du lịch Việt Nam

Từ vụ IshowSpeed: Loại bỏ ngay tư duy ‘chặt chém’ làm xấu xí hình ảnh du lịch Việt Nam

Vụ Youtuber người Mỹ IshowSpeed bị chặt chém khi thuê xe điện thăng bằng với giá 1 triệu đồng/giờ tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh khiến dư luận bức xúc.
Công đoàn Công Thương Việt Nam đến thăm các đơn vị bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng Ninh

Công đoàn Công Thương Việt Nam đến thăm các đơn vị bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng Ninh

CĐCTVN thăm, tặng quà cho trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh, Cao đẳng Công nghiệp Xây dựng và Công ty TNHH 1TV Khách sạn Công đoàn Địa chất tại Quảng Ninh.
Những chuyến xe chở nặng nghĩa tình...

Những chuyến xe chở nặng nghĩa tình...

Bão số 3 đã đi qua, và để lại những hậu quả nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Song trong cơn lũ dữ ấy cũng có những chuyến xe chở nặng nghĩa tình.
Thăm cung điện, chơi du thuyền... để học tập nghiệp vụ xổ số

Thăm cung điện, chơi du thuyền... để học tập nghiệp vụ xổ số

Dư luận đang xôn xao quanh câu chuyện đi nước ngoài để 'học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ xổ số' của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Long An.

Tin cùng chuyên mục

Hàng loạt các tỉnh phía Nam ủng hộ đồng bào: Phát huy tinh thần

Hàng loạt các tỉnh phía Nam ủng hộ đồng bào: Phát huy tinh thần 'nhường cơm sẻ áo'

Những ngày qua, chính quyền, người dân phía Nam đã ủng hộ, hướng về đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão số 3, qua đó thể hiện tinh thần “nhường cơm sẻ áo”.
CẬP NHẬT LIÊN TỤC hoạt động ủng hộ, giúp đỡ đồng bào khắc phục hậu quả bão lụt của ngành Công Thương

CẬP NHẬT LIÊN TỤC hoạt động ủng hộ, giúp đỡ đồng bào khắc phục hậu quả bão lụt của ngành Công Thương

Với tinh thần "tương thân, tương ái", cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương đã, đang tích cực ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ.
Hà Nội: Xe máy bất ngờ bốc cháy trơ khung trên đường Tam Trinh

Hà Nội: Xe máy bất ngờ bốc cháy trơ khung trên đường Tam Trinh

Vào khoảng 16h45 chiều nay 14/9, một chiếc xe máy đang lưu thông trên đường Tam Trinh hướng Kim Ngưu, Hà Nội khi đang lưu thông đã bất ngờ bốc cháy.
Công an Gia Lai ủng hộ hơn 650 triệu đồng cho nạn nhân bão Yagi

Công an Gia Lai ủng hộ hơn 650 triệu đồng cho nạn nhân bão Yagi

Công an tỉnh Gia Lai đã phát động phong trào ủng hộ người dân bị thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bởi bão số 3 (Yagi).
Câu like, trục lợi trước nỗi đau của đồng bào là tội ác

Câu like, trục lợi trước nỗi đau của đồng bào là tội ác

Hành động lợi dụng sự việc đang được cả nước quan tâm để câu view, trục lợi không phải là mới mà như một 'đại dịch' đang lây lan, cần phải nghiêm trị.
Lào Cai: Sự quả cảm của trưởng bản 9X đã “hồi sinh” sự sống cho 115 con người giữa dòng bão lũ

Lào Cai: Sự quả cảm của trưởng bản 9X đã “hồi sinh” sự sống cho 115 con người giữa dòng bão lũ

Lòng dũng cảm và sự nhanh trí của trưởng bản Ma Seo Chứ tại Lào Cai như một ngọn lửa hy vọng, dẫn dắt 115 nhân khẩu thoát khỏi thảm họa diệt vong.
Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư

Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư

Để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư, chính quyền tỉnh Lâm Đồng thống nhất và cam kết đồng hành với doanh nghiệp từ trong nhận thức đến hành động.
Báo Công Thương tiếp nhận nhiều phần quà hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt

Báo Công Thương tiếp nhận nhiều phần quà hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt

Sau một ngày phát động Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt', Báo Công Thương đã tiếp nhận nhiều phần quà ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt...
Từ bước chân Tổng Bí thư, giọt nước mắt của Thủ tướng nơi vùng lũ đến sức mạnh đoàn kết trong nguy nan

Từ bước chân Tổng Bí thư, giọt nước mắt của Thủ tướng nơi vùng lũ đến sức mạnh đoàn kết trong nguy nan

Đứng ngay tại thôn Làng Nủ, chứng kiến nơi bão lũ để lại hậu quả tang thương nhất tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã không cầm được nước mắt.
Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Nhìn lại chặng đường 16 năm xây dựng và phát triển, Cục Hóa chất từng bước đưa ngành công nghiệp hóa chất phát triển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
Cần lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt về bão lũ

Cần lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt về bão lũ

Trong bối cảnh thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc, một số người đưa lên mạng xã hội những thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực.
Góc nhìn phòng chống bão: Xưa và nay

Góc nhìn phòng chống bão: Xưa và nay

Trước tin báo bão về, khi bão đổ bộ, chúng ta cần thấy tinh thần chống bão thật khẩn trương và quyết liệt trong dân.
Ủng hộ đồng bào vùng lũ: Hãy thành tâm, đừng

Ủng hộ đồng bào vùng lũ: Hãy thành tâm, đừng 'làm hàng'!

Cơn bão số 3 qua đi để lại mưa, lũ quét, sạt lở đất xảy ra liên hoàn trên nhiều địa phương phía Bắc cùng những tổn thất hết sức to lớn, hết sức đau thương.
Bộ Công Thương hỗ trợ đồng bào vùng lũ Tuyên Quang

Bộ Công Thương hỗ trợ đồng bào vùng lũ Tuyên Quang

Chiều 12/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã tới trao kinh phí ủng hộ nhân dân vùng lũ Tuyên Quang.
Sáng lên tinh thần đoàn kết giữa bộn bề bão lũ!

Sáng lên tinh thần đoàn kết giữa bộn bề bão lũ!

Giữa bộn bề bão lũ tàn phá, tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia của người dân sẽ tạo sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách.
Những chuyến xe đầy nghĩa tình của người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào miền Bắc

Những chuyến xe đầy nghĩa tình của người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào miền Bắc

Trong 2 ngày qua, tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), đã có hàng chục chuyến xe nghĩa tình ngày đêm vận chuyển hàng hoá hỗ trợ cho người dân các tỉnh miền Bắc.
Báo Công Thương chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Báo Công Thương chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Sáng 12/9, tại Hà Nội, Báo Công Thương chính thức phát động Chương trình “Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt”.
Hà Nội: Lũ sông Hồng sau bão số 3 gây ngập ngoài đê nhưng chưa phải "đóng" cửa khẩu

Hà Nội: Lũ sông Hồng sau bão số 3 gây ngập ngoài đê nhưng chưa phải "đóng" cửa khẩu

Theo dự báo, nước lũ sông Hồng đoạn qua Hà Nội đã đạt đỉnh trên báo động 2, dưới báo động 3 và có thể xuống từ đêm nay 11/9/2024.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Chiều ngày 11/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét sau bão.
Báo Công Thương phát động Chương trình

Báo Công Thương phát động Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt'

Cùng cả nước khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra, Báo Công Thương phát động Chương trình ''Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt''.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động