Nên hay không "rót" 400 tỉ đồng ngân sách làm thêm một bộ sách giáo khoa?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy đặt câu hỏi, việc ra đời một bộ sách giáo khoa "của bộ" có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa?
Dự thảo thông tư mới, dự kiến các trường được tự chọn sách giáo khoa Mạng xã hội lan truyền tin giả xuyên tạc về ngữ liệu trong sách giáo khoa

Tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, vấn đề biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa của Nhà nước lại một lần nữa lại được nhắc đến.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết, Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội đã nêu rõ việc thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Theo bà Thúy, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới, đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đủ sách giáo khoa của các môn học.

Đến nay, đã triển khai đổi mới đến những lớp cuối cùng của cả 3 cấp học và chưa xảy ra tình trạng thiếu sách. Số tiền mà các doanh nghiệp bỏ vào để làm sách giáo khoa lên con số hơn 1.200 tỷ đồng.

Bà Thúy đặt vấn đề, có cần bỏ ra trên dưới 400 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước để làm thêm một bộ sách giáo khoa nữa hay không?

"Việc ra đời một bộ sách giáo khoa của Nhà nước có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa không" - bà Thúy nói.

Nên hay không
Ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới, đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đủ sách giáo khoa của các môn học

Bà Thúy cho biết, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 122/2020 quy định: "Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách Nhà nước của môn học đó".

Luật Giáo dục ban hành sau Nghị quyết 88/2014 thời gian 5 năm cũng chỉ quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Không quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ nữa. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ các bộ.

Do đó, bà Kim Thúy cho rằng, nếu Quốc hội lại yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa sẽ vừa gây lãng phí, vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

"Vào thời điểm này, việc quyết định giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn. Nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên và người dân không đồng tình với sự thay đổi này.

Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa trước khi quyết định" - bà Kim Thúy nêu.

Ngoài ra nữ đại biểu quan ngại, chưa lường trước được khả năng của tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn bảo đảm có đầy đủ, kịp thời, phục vụ cho đổi mới, nên bên cạnh việc xã hội hóa, Nghị quyết 88 đã đưa ra yêu cầu.

Cụ thể, để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Tuy nhiên, việc tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa của bộ không thực hiện được do không huy động được đủ số lượng tác giả cần thiết.

Bộ đã kịp thời chuyển sang chỉ đạo việc biên soạn sách giáo khoa theo hướng xã hội hóa, không sử dụng ngân sách Nhà nước (trả lại cho Ngân hàng Thế giới khoản tiền vay 16 triệu USD để làm bộ sách này).

Nên hay không
Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Kim Thuý nêu ý kiến. Ảnh: Quochoi.vn

Chính vì thế, bà Kim Thuý đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa trước khi quyết định. Và nên thực hiện hết một chu kỳ (sau năm học 2024-2025) rồi tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông đảm bảo tiến hành điều chỉnh thì phù hợp và thuyết phục hơn.

Trước đó, vấn đề sách giáo khoa đã nóng trên nhiều diễn đàn, cùng quan điểm với bà Thuý, nhiều người cho rằng, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo "sản xuất" thêm một bộ sách giáo khoa chẳng khác nào làm khó cho các nhà xuất bản, nhà trường và phụ huynh.

Thông tin về vấn đề này, tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa chuẩn, còn sách của các nhà xuất bản khác thì theo cơ chế thị trường.

Để đạt được sự cân bằng, một số quốc gia áp dụng cách tiếp cận hỗn hợp. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể cung cấp một bộ sách giáo khoa tiêu chuẩn cốt lõi, đồng thời cho phép giáo viên và nhà trường bổ sung các nguồn tài liệu bổ sung. Cách tiếp cận này bảo đảm tính nhất quán, trong khi vẫn cho phép thích ứng và đổi mới.

Việc có một bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bảo đảm tính nhất quán, sách giáo khoa được tiêu chuẩn hóa, bảo đảm một chương trình giảng dạy nhất quán giữa các trường và lớp học. Điều này giúp duy trì các tiêu chuẩn giáo dục thống nhất và giảm sự chênh lệch về kết quả học tập.

Thêm vào đó, sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn trải qua các quy trình đánh giá nghiêm ngặt để bảo đảm tính chính xác, phù hợp với các mục tiêu và tiêu chuẩn giáo dục.

Giáo viên có thể dựa vào những sách giáo khoa này để biết nội dung chính xác và có cấu trúc tốt. Điều này có thể giảm bớt gánh nặng tìm kiếm các nguồn sách giáo khoa đáng tin cậy và giúp giáo viên tập trung vào các chiến lược giảng dạy hiệu quả. Các trường học có thể tiết kiệm chi phí mua nhiều bộ sách giáo khoa, cũng như giảm nhu cầu xem xét và lựa chọn sách giáo khoa đang diễn ra.

Tuy nhiên, một bộ sách giáo khoa mang tính chuẩn hóa có thể hạn chế sự sáng tạo và linh hoạt của giáo viên trong việc điều chỉnh các bài học theo nhu cầu và sở thích của học sinh. Nó cũng có thể cản trở các phương pháp giảng dạy mới.

Ngoài ra, bối cảnh giáo dục phát triển và sách giáo khoa tiêu chuẩn có thể không phải lúc nào cũng theo kịp những phát triển mới hoặc các chủ đề mới nổi. Trên thực tế, các nguồn tài nguyên đa dạng có thể làm phong phú thêm sự hiểu biết của học sinh về các chủ đề phức tạp…

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sách giáo khoa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đánh giá các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh

Đánh giá các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh

Lê Ánh là trung tâm đào tạo các khóa học thực tế về xuất nhập khẩu chất lượng cao, giúp nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn cho nhân sự trong ngành.
Trường Đại học Điện lực tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 và trao bằng tốt nghiệp đợt 2

Trường Đại học Điện lực tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 và trao bằng tốt nghiệp đợt 2

Sáng 19/10, Trường Đại học Điện lực tổ chức khai giảng năm học 2024-2025, trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho hơn 950 tân Cử nhân, Kỹ sư và 11 Tiến sĩ, Thạc sĩ.
Trường Đại học Điện lực nhận chứng nhận xếp hạng đối sánh UPM

Trường Đại học Điện lực nhận chứng nhận xếp hạng đối sánh UPM

Sáng 19/10, Trường Đại học Điện lực đã đón chứng nhận xếp hạng đối sánh UPM cho 2 chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin và Kỹ thuật Điện - Điện tử.
Đề xuất công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT trước ngày 31/3 hàng năm

Đề xuất công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT trước ngày 31/3 hàng năm

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất đối với hình thức tuyển sinh thi vào lớp 10 THPT, môn thi thứ ba sẽ được công bố trước ngày 31/3 hàng năm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 18 đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025. So với những năm trước đây, năm nay đề thi tham khảo công bố sớm hơn gần 5 tháng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì khi cử tri kiến nghị giữ nguyên học phí đại học?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì khi cử tri kiến nghị giữ nguyên học phí đại học?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang về đề nghị “không tăng học phí đại học”.
Thừa Thiên Huế: Tặng Bằng khen nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia Võ Quang Phú Đức

Thừa Thiên Huế: Tặng Bằng khen nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia Võ Quang Phú Đức

Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho Võ Quang Phú Đức - quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.
Lớp học xoá mù chữ miễn phí của những chàng Công an xã ở Gia Lai

Lớp học xoá mù chữ miễn phí của những chàng Công an xã ở Gia Lai

Với mục tiêu xóa nạn mù chữ trong làng đồng bào dân tộc thiểu số, các chiến sĩ Công an xã ở Gia Lai đã tiến hành mở lớp học đặc biệt để dạy chữ cho bà con.
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2024-2025

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2024-2025

Chiều ngày 14/10, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024-2025 với sự tham dự của hơn 10.000 tân sinh viên khóa 20.
Chân dung Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 - Võ Quang Phú Đức

Chân dung Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 - Võ Quang Phú Đức

Với màn thể hiện xuất sắc, Võ Quang Phú Đức - Trường THPT Chuyên Quốc học Huế đã giành được Vòng Nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.
Thừa Thiên Huế: Hàng ngàn chiếc nón gắn cờ tổ quốc cổ vũ chung kết Đường lên đỉnh Olympia

Thừa Thiên Huế: Hàng ngàn chiếc nón gắn cờ tổ quốc cổ vũ chung kết Đường lên đỉnh Olympia

Tại Quảng trường Ngọ Môn, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế hàng ngàn chiếc nón gắn cờ tổ quốc để cổ vũ trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.
Link xem trực tiếp Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024

Link xem trực tiếp Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024

8h30 sáng 13/10, bốn nam sinh nhất các cuộc thi Quý sẽ bước vào trận chung kết để giành ngôi quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024.
Không khí tại điểm cầu Gia Lai trước Chung kết đường lên đỉnh Olympia 2024

Không khí tại điểm cầu Gia Lai trước Chung kết đường lên đỉnh Olympia 2024

Tại điểm cầu Gia Lai, không khí sôi động, náo nhiệt của cổ động viên đang tiếp lửa cho “nhà leo núi” Nguyễn Quốc Nhật Minh, Trường Chuyên Hùng Vương.
TRỰC TIẾP: Võ Quang Phú Đức là nhà vô địch Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024

TRỰC TIẾP: Võ Quang Phú Đức là nhà vô địch Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024

8h30 sáng 13/10, bốn nam sinh nhất các cuộc thi Quý sẽ bước vào trận chung kết để giành ngôi quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024.
Sáng mai (13/10), Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024: Ai sẽ là nhà vô địch?

Sáng mai (13/10), Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024: Ai sẽ là nhà vô địch?

Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 sẽ diễn ra vào 8h30, ngày 13/10, với màn so tài của 4 nhà leo núi: Trung Kiên, Nhật Minh, Phú Đức, Nguyên Phú.
Giải gôn từ thiện vì trẻ em đã huy động được 2,3 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên nghèo

Giải gôn từ thiện vì trẻ em đã huy động được 2,3 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên nghèo

2,3 tỷ đồng là số tiền Giải gôn từ thiện vì trẻ em Việt Nam lần thứ 17 huy động được từ những tấm lòng hảo tâm, nhà tài trợ và 250 gôn thủ tham gia giải đấu.
300 đại biểu tham dự sự kiện nâng cao nhận thức về quyền của trẻ em gái

300 đại biểu tham dự sự kiện nâng cao nhận thức về quyền của trẻ em gái

Gần 300 đại biểu đã tham dự sự kiện truyền thông “Trẻ em gái làm chủ tương lai” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế trẻ em gái diễn ra vào ngày 12/10.
Trường THPT chuyên Quốc học Huế: Giữ kỷ lục

Trường THPT chuyên Quốc học Huế: Giữ kỷ lục 'vô tiền khoáng hậu' tại Olympia

Trường THPT chuyên Quốc học Huế hiện là ngôi trường nắm giữ kỷ lục của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, khi có đến 7 lần học sinh góp mặt tại chung kết năm.
Trường Cao đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2024-2025

Trường Cao đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2024-2025

Ngày 11/10, Trường Cao đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024-2025 và kỷ niệm 48 năm thành lập Trường (20/10/1976- 20/10/2024).
Việt Nam giành 12 huy chương vàng các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực trong năm 2024

Việt Nam giành 12 huy chương vàng các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực trong năm 2024

Năm 2024, các đoàn học sinh Việt Nam mang về 12 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế.
Lễ Kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai

Lễ Kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai.
Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong lĩnh vực giáo dục

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong lĩnh vực giáo dục

Theo Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam, BUV là cầu nối góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong lĩnh vực giáo dục.
Dự án của sinh viên HSB chinh phục được các nhà đầu tư tại Shark Tank

Dự án của sinh viên HSB chinh phục được các nhà đầu tư tại Shark Tank

Với sự sáng tạo, nhóm nữ sinh viên Quản trị Nhân lực và Nhân tài HSB, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thuyết phục được các 'cá mập' trong tập 11 mùa 7 Shark Tank.
Học viện Quốc phòng khai giảng khoá đào tạo ngắn hạn cho quân đội Lào và Campuchia

Học viện Quốc phòng khai giảng khoá đào tạo ngắn hạn cho quân đội Lào và Campuchia

Khóa đào tạo ngắn hạn Chỉ huy - Tham mưu cao cấp chiến dịch, chiến lược dành cho Quân đội Hoàng gia Campuchia (khóa 21) và Quân đội Nhân dân Lào.
Nam sinh đầu tiên đưa cầu truyền hình Olympia về Gia Lai chia sẻ cảm xúc trước vòng chung kết

Nam sinh đầu tiên đưa cầu truyền hình Olympia về Gia Lai chia sẻ cảm xúc trước vòng chung kết

Nam sinh Nguyễn Quốc Nhật Minh - lớp 12C2A, Trường THPT Chuyên Hùng Vương - là thí sinh đưa cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia về với Gia Lai sau 24 năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động