Ngành Công Thương Hải Dương: Đồng bộ giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm

Công tác an toàn thực phẩm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hải Dương luôn được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm tại Đồng Nai 9h30 ngày 4/10: Tọa đàm Quản lý an toàn thực phẩm: Hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm Xử phạt gần 300 triệu đồng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Quốc Huy, Trưởng phòng Kỹ thuật - An toàn môi trường, Sở Công Thương Hải Dương cho biết trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Xin ông chia sẻ về những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua của Sở Công Thương Hải Dương nhằm nâng cao công tác quản lý về an toàn thực phẩm?

Từ đầu năm đến nay, về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Hải Dương đã tổ chức 6 hội nghị tập huấn cho khoảng 900 đại biểu tham dự. Bên cạnh đó, Sở đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hải Dương; tuần lễ xúc tiến thương mại và du lịch với việc trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm vải thiều Thanh Hà, các mặt hàng nông sản chủ lực, các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, các sản phẩm nông nghiệp thông minh, chế phẩm sinh học...

Ngành Công Thương Hải Dương: Đồng bộ giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm
Ông Nguyễn Quốc Huy, Trưởng phòng Kỹ thuật - An toàn Môi trường, Sở Công Thương Hải Dương

Thông qua các hoạt động này, Sở tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng để người tiêu dùng lựa chọn, yên tâm sử dụng, đảm bảo sức khoẻ.

Về thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Sở đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 100% thủ tục thực hiện đúng quy định và niêm yết công khai tại bộ phận một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh.

Về công tác thanh tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, Sở đã chủ trì thành lập, tham gia phối hợp 3 đoàn kiểm tra liên ngành và tham gia Đoàn giám sát đại biểu Quốc hội tỉnh tiến hành giám sát thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, lấy mẫu sản phẩm của các cơ sở để kiểm nghiệm, kết quả các mẫu đều đạt yêu cầu về chất lượng.

Sau hơn 3 năm triển khai Nghị định 15 chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, doanh nghiệp tự công bố tiêu chuẩn, chất lượng, ông đánh giá như thế nào về sự tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương?

Nghị định 15 đã tạo điều kiện thuận lợi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm như: Hồ sơ đơn giản; quy trình tiếp nhận và thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng, tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân...; các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được tự công bố sản phẩm, đã buộc doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn với việc công bố các sản phẩm của mình và chịu trách nhiệm với chất lượng các sản phẩm đã làm ra. Để làm được điều đó đòi hỏi các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải nghiên cứu, đầu tư hơn về các nguồn lực: Con người, thiết bị, cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất chế biến, tài chính.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn có khó khăn, bất cập, vướng mắc: Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được tự công bố tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm nhưng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất lượng sản phẩm còn thiếu, nhất là các sản phẩm mang tính đặc thù địa phương. Do đó, không có sở sở, khó khăn để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân công bố chất lượng sản phẩm.

Những đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tự công bố chất lượng sản phẩm, không có xác nhận của cơ quan nhà nước. Khi sản phẩm đưa ra thị trường, thì các khách hành chưa tin tưởng vào chất lượng, sự an toàn thực phẩm sản phẩm của doanh nghiệp, cơ sở.

Hải Dương là một trong những tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Theo ông, đâu là khó khăn trong công tác quản lý an toàn thực phẩm hiện nay?

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Công Thương phần lớn có quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, việc thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm gặp không ít khó khăn.

Cụ thể, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam còn thiếu, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, về nguồn nhân lực, hiện nay cán bộ làm công tác quản lý về an toàn thực phẩm ngành Công Thương Hải Dương thiếu từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, chủ yếu là kiêm nhiệm. Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm ngành Công Thương chưa được trang bị, kinh phí còn rất hạn hẹp.

Mặt khác, do các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thường xuyên biến động về số lượng, nhiều cơ sở còn sản xuất thời vụ vốn đầu tư còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, doanh thu thấp, nên điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn chưa được quan tâm đúng mức, việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh chưa được chú trọng, còn lạc hậu, thô sơ.

Nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận người sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn còn hạn chế, trong khi đó có nhiều khâu trong quy trình sản xuất đòi hỏi phải có kỹ thuật, chuyên môn, chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm, đôi khi chạy theo lợi nhuận đã tác động trực tiếp đến việc lựa chọn chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Công Thương trong thời gian tới, ông kiến nghị giải pháp gì?

Xác định công tác đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ là trách nhiệm của ngành Công Thương mà là trách nhiệm của các cấp các ngành, hay nói cách khác là của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương, theo đó để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay, Sở Công Thương Hải Dương đề xuất triển khai đồng bộ một số giải pháp.

Thứ nhất, đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam, đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu, xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, kỹ thuật Việt Nam.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm ngành Công Thương cho các cán bộ quản lý tại địa phương, các hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Tăng cường liên kết, lồng ghép nội dung tuyên truyền, truyền thông về an toàn thực phẩm với các chương trình có liên quan khác để tận dụng nguồn nhân lực, thông tin và kinh phí chuyển tải các thông điệp truyền thông tới từng đối tượng.

Thứ ba, kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý an toàn thực phẩm ngành Công Thương. Chúng tôi đề nghị Trung ương mở các lớp đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý an toàn thực phẩm, thanh tra an toàn thực phẩm.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Nga - Thu Hường (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 diễn ra từ ngày 13/9 đến hết ngày 17/9 tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội)
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, đây cũng là thời điểm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần đặc biệt chú trọng.
Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Đắk Lắk đã làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, thanh tra, kiểm tra.
Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Các địa phương tại miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đồng loạt tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng. Nhu cầu minh bạch thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành hải sản Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Mua thực phẩm tại chợ dân sinh là một thói quen của người dân. Việc thay đổi thói quen bán-mua, giúp người dân đến chợ dân sinh mua được thực phẩm an toàn.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Sau ảnh hưởng của bão số 3, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm, vậy làm cách nào để đảm bảo an toàn khi đến tay người sử dụng?
Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 1 thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 24/8/2024 về Kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 trên địa bàn.
Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu ngành Công Thương năm 2024.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Bình Thuận cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 99 người nhập viện.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Ban quản lý các chợ thực hiện 3.588 test nhanh chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu “handmade” tại TP. Hồ Chí Minh tiềm ẩn nguy cơ dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Những năm gần đây, vào dịp Tết Trung thu, thị trường bánh “handmade” (sản phẩm làm thủ công bằng tay) khá sôi động. Năm nay, mặt hàng này cũng không ngoại lệ.
Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma - BĐBP tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị vừa tổ chức tiêu hủy 1,5 tấn chân gà không rõ nguồn gốc.
Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu tăng đột biến, người tiêu dùng cần mua sản phẩm rõ nguồn gốc.
Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tiếp tục phối hợp triển khai quản lý tem điện tử đối với rượu sản xuất trong nước.
Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Chiều 28/7, Sở Y tế Bình Thuận cho biết có 48 du khách phải nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn uống tại một resort tại Mũi Né.
Điểm khó trong quản lý chất lượng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung

Điểm khó trong quản lý chất lượng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung

Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh nêu ra một số khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng.
Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Chú trọng vào công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh, xây dựng niềm tin với người tiêu dùng.
Tăng cường quản lý thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Tăng cường quản lý thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Các mặt hàng thực phẩm ngày càng xuất hiện nhiều trên thương mại điện tử (TMĐT) thông qua các website bán hàng, sàn giao dịch TMĐT.
Khai mạc Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại

Khai mạc Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại

Sáng 17/7, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại.
Ngày mai 17/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối

Ngày mai 17/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối

Ngày mai 17/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động