Nghệ An: Hệ lụy từ lao động miền núi thiếu việc làm

Lao động miền núi thiếu việc làm và các chương trình mục tiêu quốc gia được các đại biểu quan tâm trong Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVIII.
Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Nghệ An: Tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm

Lao động miền núi thiếu việc làm

Chiều 5/7, Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVIII tiếp tục với phiên thảo luận tổ. Nhiều đại biểu HĐND tỉnh băn khoăn, quan tâm đó là tình trạng lao động nông thôn miền núi Nghệ An thiếu việc làm dẫn đến nhiều hệ lụy.

Theo phản ánh từ các đại biểu, đối với các huyện miền núi ở Nghệ An trong đó có huyện Tương Dương, cử tri đồng bào các dân tộc vui mừng, phấn khởi và ghi nhận nhất là: Về xây dựng nhà ở cho hộ nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn đạt được kết quả cao, đã khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, tăng cường mối đoàn kết toàn dân.

Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư Huyện ủy Tương Dương phản ánh tình trạng lao động miền núi thiếu việc làm.
Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư huyện ủy Tương Dương phản ánh tình trạng lao động miền núi thiếu việc làm

Việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm ma túy, nhất là đẩy mạnh xây dựng xã sạch về ma túy đã mang lại cuộc sống thiết thực cho người dân; công tác an sinh xã hội được đẩy mạnh...

Tuy nhiên, cũng theo các đại biểu, một số vấn đề cử tri băn khoăn, quan tâm đó là tình trạng lao động nông thôn miền núi thiếu việc làm do biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn kéo dài; giá cả vật tư, phân bón, giống cây, giống con đầu vào tăng cao, nhưng sản phẩm đầu ra lại bấp bênh, giá cả xuống thấp, khó tiêu thụ; nhất là giá cả sản phẩm chăn nuôi, dẫn đến lao động nông thôn không mặn mà, tâm huyết trong sản xuất nông nghiệp, phải đi tìm việc làm khác hoặc đi làm ăn xa, dẫn đến ruộng đồng bỏ hoang nhiều.

Trong khi đó, dư địa nông nghiệp của Nghệ An còn lớn, lao động trong độ tuổi vắng mặt tại địa phương nhiều, làm ảnh hưởng, khó khăn đến một số vấn đề: huy động 4 tại chỗ tại địa phương; học sinh thiếu sự chăm sóc của cha mẹ.

Tại buổi thảo luận, ông Vương Quang Minh - Bí thư huyện ủy Quỳ Châu phản ánh thực trạng do lao động nông thôn thiếu việc làm nên nảy sinh nhiều hệ lụy, đó là tình trạng ly hôn tăng mạnh, trẻ em không được bố mẹ chăm sóc, tạo gánh nặng hệ lụy cho xã hội.

Liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị 21 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh, các đại biểu cho rằng đây là chủ trương được người dân đón nhận, tuy nhiên quá trình triển khai đối với các huyện 30a còn gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đó, việc hỗ trợ nhà ở theo Chỉ thị 21, mỗi căn nhà được hỗ trợ 50 triệu đồng còn chương trình mục tiêu quốc gia là 40 triệu đồng. Huyện thực hiện lồng ghép hai nguồn này lại nhưng vướng mắc về thủ tục hồ sơ. Đề nghị tỉnh hướng dẫn sớm cho việc lồng ghép các chương trình để người dân được thụ hưởng chính sách.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Một trong nhiều nội dung cũng được các đại biểu tập trung thảo luận đó là công tác giải ngân vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư huyện ủy Tương Dương cho rằng, mặc dù đã được UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc, kết quả 6 tháng đầu năm có chuyển biến tích cực, nhưng đến thời điểm này mới giải ngân đạt 22%, khối lượng 6 tháng cuối năm là hết sức nặng nề, do đã đến mùa mưa lũ, thời gian còn ít, giá vật tư, vật liệu biến động... nên khó đạt được kế hoạch.

Nghệ An: Hệ lụy từ lao động miền núi thiếu việc làm
Tiến độ thực hiện giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia ở Nghệ An còn thấp

Các chương trình mục tiêu quốc gia là nguồn lực và động lực để phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Do vậy, ngoài khó khăn chung của cả nước, tỉnh Nghệ An cần phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, ngành, các chủ đầu tư và đề ra những giải pháp căn cơ, đồng bộ, thống nhất, nhất là vấn đề cải cách hành chính và công tác cán bộ để đẩy nhanh tiến độ, không để bị cắt, chuyển vốn” - ông Nguyễn Văn Hải đề xuất.

Ông Moong Văn Tình (huyện Quế Phong) - đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII cho rằng, tiến độ thực hiện giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp. Đề nghị các cấp, ngành cần đề cao trách nhiệm thực hiện để đồng bào sớm được thụ hưởng các chương trình. Song song tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn các sai phạm trong thực hiện.

Lý giải băn khoăn về các chương trình mục tiêu quốc gia có tỷ lệ giải ngân thấp nhất của cả nước, Phó Ban Dân tộc tỉnh - ông Lương Văn Khánh cho biết: Đây là chương trình mới với nhiều nội dung: 10 tiểu dự án, 36 nội dung, với 365 văn bản, tích hợp 118 chính sách để thực hiện.

Theo Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh, nguyên nhân cơ bản nhất là do các văn bản ban hành tổ chức thực hiện từ Chính phủ, bộ, ngành chậm. Từ năm 2021 Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành 51 văn bản. Tuy nhiên, các văn bản này đều có chỉnh sửa bổ sung, sửa đổi. Do đó, cơ sở chưa có hướng dẫn để thực hiện. Ngoài ra, trong công tác phân bổ vốn, Chính phủ thực hiện phân bổ vốn từng năm, không có kế hoạch trung hạn khó khăn cho cơ sở trong xây dựng kế hoạch.

Đề xuất các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu Xeo Văn Nam - Phó Chủ tịch HĐND huyện Kỳ Sơn đề nghị HĐND tỉnh quy định định mức hỗ trợ đất sản xuất làm cơ sở để địa phương hỗ trợ đất sản xuất và hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nhân dân; quy định nội dung, định mức hỗ trợ phát triển sản xuất làm cơ sở hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế cộng đồng cho nhân dân. Đề nghị HĐND tỉnh bố trí thêm nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương để huyện thực hiện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn và phát triển các điểm tiềm năng du lịch gắn với phát huy, bảo tồn văn hóa truyền thống.

Cũng tại phiên thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi các nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ xi măng xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng các công trình giao thông vùng miền núi; việc tuyển dụng giáo viên mầm non. Đề nghị tỉnh quan tâm để nâng cấp hệ thống hồ đập đảm bảo nước tưới cho nhân dân sản xuất; hệ lụy thủy điện; giải quyết vướng mắc bàn giao đất lâm trường cho các địa phương; Đề nghị HĐND tỉnh quan tâm, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng dự án dược liệu quý trên địa bàn huyện miền núi…

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Trải qua bao đổi thay, đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Từ vỏ cây rừng, qua đôi tay tài hoa của người Xơ Đăng (Kon Tum) đã trở thành những bộ trang phục độc đáo, được người dân gìn giữ và xem như báu vật truyền đời.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đại hội đại biểu các dân tộc tỉnh Nghệ An năm 2024 được tổ chức với chủ đề đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển.
Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Từ năm 2019 đến năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư gần 12.780 tỷ đồng để phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động