Những bước tiến dài của ngành thép Việt Nam

Tăng trưởng ngành thép Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Sản lượng sản xuất thép thô (phôi thép) của doanh nghiệp trong nước vào năm 2021.
Ngành thép Việt Nam trước nhiều áp lực- Bài 1: Dư thừa nguồn cung, thiếu hụt năng lượng Ngành thép Việt Nam trước nhiều áp lực- Bài 2: Xu hướng dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam và những lo ngại

Tăng trưởng ngành thép Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Sản lượng sản xuất thép thô (phôi thép) của doanh nghiệp trong nước vào năm 2021 là 23 triệu tấn, cao gấp 4,6 lần sản lượng năm 2011 và gấp hơn 70 lần năm 2001.

Trước đây, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu toàn bộ HRC, nhiều triệu tấn thép dài, thép xây dựng, phôi thép. Tuy nhiên với sự đầu tư lớn, doanh nghiệp trong ngành đang dần giúp Việt Nam tự chủ nguồn thép, giảm nhập khẩu, và tăng dần giá trị thép Việt Nam xuất khẩu ra toàn thế giới.

Sản lượng sản xuất thép thô gấp hơn 70 lần trong 20 năm

Thời gian qua, ngành thép Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất cũng như chủng loại sản phẩm. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2000, tổng công suất phôi toàn ngành chỉ đạt khoảng 300.000 tấn, sản xuất thép thành phẩm chỉ đạt 2,4 triệu tấn. Quy mô sản xuất của các nhà máy rất nhỏ, dây chuyền thiết bị lạc hậu. Các nhà máy cán thép hầu hết phải nhập phôi thép từ các nước, chủ yếu là Trung Quốc, để cán ra thép xây dựng phục vụ thị trường.

Những bước tiến dài của ngành thép Việt Nam

Năng lực sản xuất thép thô của Việt Nam tăng mạnh từ 2010 trở lại đây, tương đồng với quá trình đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực thép của Hòa Phát

Từ năm 2010 trở lại đây, ngành thép Việt Nam như được thay da đổi thịt. Khi nhu cầu về thép tăng cao, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu các dự án nhằm đáp ứng cao nhất cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Vì vậy, một số dự án sản xuất thép có quy mô lớn, thiết bị hiện đại, đầu tư theo chiều sâu, khép kín đã được hình thành và đưa vào hoạt động, thu hút sự quan tâm từ các ngành trọng điểm khác như cơ khí, xây dựng, quốc phòng, ….

Các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam, trong đó nổi lên là Tập đoàn Hòa Phát, rất “chịu chi” khi liên tiếp đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng các Khu liên hợp sản xuất gang thép lớn, phát triển các sản phẩm thép có chất lượng, không chỉ được thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng mà còn giúp Việt Nam tự chủ hơn trong các sản phẩm thép, thay thế hàng nhập khẩu.

Tăng trưởng ngành thép Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Sản lượng sản xuất thép thô (phôi thép) của doanh nghiệp trong nước đã tăng trưởng vượt bậc, đạt khoảng 23 triệu tấn vào năm 2021, gấp hơn 70 lần so với cách đây 20 năm. Tổng sản lượng thép thành phẩm các loại 2021 đạt khoảng 30 triệu tấn. Công suất này toàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Những bước tiến dài của ngành thép Việt Nam

Vị trí của thép Việt trong Top 20 quốc gia có sản lượng thép thô lớn nhất thế giới

Ngành thép Việt Nam được đánh giá có tốc độ phát triển rất mạnh trong khu vực, đến nay đã vươn lên đứng thứ 13 thế giới. Đây là thành tích vượt bậc đối với thép Việt Nam trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) Đào Phan Long nhận định, những năm 2000, ngành thép Việt Nam còn rất non trẻ, công nghệ lạc hậu, nhỏ lẻ, phân tán nhưng đến nay đã có bước tiến rất dài cả về quy mô, sản lượng và công nghệ tương đương tầm cỡ thế giới. Các doanh nghiệp đã tự chủ sản xuất được thép cuộn cán nóng, thép chuyên dụng chất lượng cao, thép rút dây, thép lõi que hàn, thép dự ứng lực, ... thay thế hàng nhập khẩu. Điều này cho thấy, tính ưu việt của công nghệ, hệ thống dây chuyền thiết bị của doanh nghiệp thép trong nước hiện nay đã tiên tiến hơn, bắt kịp trình độ của thế giới, giúp tối ưu hóa giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát tốt các vấn đề môi trường.

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, năm 2021, Việt Nam vẫn xuất khẩu được hơn 14 triệu tấn thép, thu về hơn 12,7 tỷ USD, đóng góp lớn nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Sản phẩm thép của Việt Nam đã có mặt ở hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới. Điều này đã giúp ngành thép Việt Nam lần đầu vượt mốc kỷ lục về xuất khẩu và gia nhập top các nước xuất khẩu thép đạt kim ngạch hơn 10 tỷ USD.

Theo báo cáo mới đây từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 5 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép thô sản xuất đạt gần 9,6 triệu tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tổng lượng thép thành phẩm các loại đạt 14 triệu tấn, tăng 5,5% so với 5 tháng đầu năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 12,9 triệu tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ. Trong đó xuất khẩu đóng góp 3 triệu tấn, tăng gần 10%, tập trung vào thị trường ASEAN, EU, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản...

"Cánh chim đầu đàn" thép Việt có gì?

Năm 2001, Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu triển khai Nhà máy đầu tiên trong lĩnh vực thép xây dựng. Trong 21 năm qua, Tập đoàn Hòa Phát đã có những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực gang thép và các sản phẩm liên quan. Với 8,5 triệu tấn/năm, năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát tăng 28 lần so với năm 2003, đưa Hòa Phát thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam, tương đương vị trí trong Top 50 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. (Theo công bố của Worldsteel 2022).

Những bước tiến dài của ngành thép Việt Nam

Năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát gia tăng nhanh chóng, đặc biệt từ năm 2010 đến nay

Năm 2007, Hòa Phát tái cơ cấu hoạt động theo mô hình Tập đoàn, trong đó thép là lĩnh vực chính. Sản lượng thép xây dựng năm 2007 đạt 233.000 tấn, tăng 30% so với 2006 và góp mặt trong Top 5 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất.

Tháng 8/2007, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương chính thức được khởi công trên quy mô 132ha, được chia làm 3 giai đoạn với tổng công suất ban đầu là 1,7 triệu tấn. Đây là dự án sản xuất gang thép khép kín quy mô lớn từ quặng sắt đến phôi thép, thép xây dựng đầu tiên của Tập đoàn Hòa Phát.

Quý II/2016, Khu liên hợp này hoàn thành và chạy đồng bộ cả 3 giai đoạn, nâng tổng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên hơn 2 triệu tấn/năm. Ngay trong năm 2016, lần đầu tiên thép Hòa Phát vượt qua Tổng công ty Thép Việt Nam và vươn lên dẫn đầu thị trường thép xây dựng với sản lượng 1,8 triệu tấn, thị phần 22%.

Và để tăng trưởng trong dài hạn, Tập đoàn Hòa Phát đã quyết định đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi) từ tháng 3/2017. Với quy mô trên 5 triệu tấn/năm, Khu liên hợp được chia làm 2 giai đoạn, sản xuất 2,6 triệu tấn phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao và 3 triệu tấn thép cuộn cán nóng mỗi năm.

Sau 4 năm, toàn bộ dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động đồng bộ vào tháng 1/2021. Từ thời điểm này, năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát đã vượt qua Formosa Hà Tĩnh để trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

Nhờ sản lượng ngày càng cao và ổn định của Khu liên hợp Dung Quất, thị phần thép xây dựng Hòa Phát đã tăng mạnh mẽ từ 1% vào năm 2002 lên hơn 35% hiện nay, dẫn đầu thị trường Việt Nam.

Những bước tiến dài của ngành thép Việt Nam

Bên cạnh thép xây dựng, ống thép Hòa Phát cũng chiếm thị phần dẫn đầu cả nước với năng lực sản xuất 1 triệu tấn/năm. Tôn mạ Hòa Phát dù mới ra thị trường từ năm 2018 nhưng hiện đã lọt Top 5 thị phần nhà sản xuất lớn nhất Việt Nam.

Đặc biệt, từ năm 2020, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã cho ra đời sản phẩm thép cuộn cán nóng, đưa Tập đoàn thành doanh nghiệp nội địa đầu tiên sản xuất được loại thép công nghiệp có giá trị gia tăng cao này.

Nhận định về vai trò của Hòa Phát với ngành thép Việt Nam, ông Lê Chí Phúc, Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư SGI cho biết: “Trước đây, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu toàn bộ HRC, nhiều triệu tấn thép dài, thép xây dựng, phôi thép. Từ 2021, HPG trở thành nhà sản xuất thép thô lớn nhất tại Việt Nam, cũng là top Đông Nam Á. Hòa Phát sản xuất từ thượng nguồn là quặng thô ra tới thành phẩm, giúp doanh nghiệp trong ngành tự chủ nguồn HRC, phôi thép, thay thế nhiều tỷ USD nhập khẩu, và tăng dần giá trị thép Việt Nam xuất khẩu ra toàn thế giới. Việc lớn nhất HPG đã làm được là giúp Việt Nam không còn phụ thuộc nhiều vào thép nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc”.

Kế hoạch 5 năm tới, Hòa Phát đang chuẩn bị triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 với công suất 5,6 triệu tấn thép HRC/năm. Dự kiến khi hoàn thành vào năm 2025, Hòa Phát sẽ đạt sản lượng 14 triệu tấn/năm, lọt Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn triển khai nhiều dự án khác để tối ưu hóa chuỗi giá trị sản xuất thép, áp dụng những thành tựu công nghệ mới nhất, hướng tới sản xuất xanh và số hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguyễn Nghi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Nhằm bảo vệ môi trường, xanh hoá ngành hoá chất, những năm qua, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp.
Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 25/10/2024 tại Hà Nội diễn ra Đại hội Hội những nhà sản xuất nhôm thanh định hình phục vụ Xây dựng và công nghiệp Việt Nam khoá II, nhiệm kỳ 2024-2029.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Chuyển đổi số trong sản xuất tại TP. Đà Nẵng đang diễn ra mạnh mẽ. Tại nhiều doanh nghiệp, chuyển đổi số trong quản trị, vận hành sản xuất đã cho hiệu quả thực.
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sáng 25/10, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

Tin cùng chuyên mục

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng cảm biến sợi quang đã chứng minh được tính đột phá khi áp dụng thực tiễn trong Hải quân Việt Nam.
‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày 24/10/2024 diễn ra Tọa đàm “Xanh hóa” sản xuất hóa chất và phân bón: Cơ hội cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tối ngày 24/10, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Sáng 24/10, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức bàn giao máy móc thiết bị thuộc chương trình khuyến công năm 2024.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu, muốn nâng cao giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp thì phải thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 diễn ra ngày 7 - 8/11 tại cơ sở Hoà Lạc của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Việc ứng dụng các trang thiết bị, máy móc mới vào khai thác và chế biến dầu khí giúp nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro vận hành.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Trong khuôn khổ HanoiTex & HanoiFabric 2024 tổ chức từ ngày 23-25/10/2024 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, sẽ diễn ra nhiều hội thảo quan trọng.
Bắc Giang: Coi việc đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp là tiêu chí, nhiệm vụ quan trọng

Bắc Giang: Coi việc đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp là tiêu chí, nhiệm vụ quan trọng

Bắc Giang sẵn sàng đồng hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp để kêu gọi, thu hút đầu tư vào tỉnh.
Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Ngành ô tô Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi các giải pháp nhằm tăng cường nội địa hóa và nâng cao tính cạnh tranh.
Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã chỉ trích sự giám sát của Cục Hàng không Liên bang Mỹ do cơ quan này không có hệ thống hiệu quả để giám sát Boeing.
Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có buổi làm việc với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và một số đơn vị về tiến độ nghiên cứu, phát triển, chế tạo xe chiến đấu bộ binh.
Lào Cai tìm hướng gỡ khó cho doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Lào Cai tìm hướng gỡ khó cho doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chủ trì Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp khoáng sản nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động