Phát triển công nghiệp dược phẩm: Vì sao mãi chông chênh?

Là quốc gia có tiềm năng về dược liệu nhưng lại phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu sản xuất thuốc, khiến ngành công nghiệp dược của Việt Nam khó phát triển.
Vực dậy ngành công nghiệp dược phẩm

Nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2022, cả nước chi 222 triệu USD nhập khẩu dược phẩm, giảm 20,4% so với tháng trước. Song lũy kế 7 tháng của năm 2022, cả nước đã chi hơn 1,93 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong thời gian này, Việt Nam chi gần 254 triệu USD nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Phát triển công nghiệp dược phẩm: Vì sao mãi chông chênh?
Nhập khẩu tới 90% nguyên liệu sản xuất thuốc khiến ngành công nghiệp dược của Việt Nam khó phát triển

Trong một thống kê cho thấy, Việt Nam phải nhập khẩu thuốc không ngừng tăng qua các năm, tốc độ gia tăng về kim ngạch từ năm 2005 đến nay đạt trung bình khoảng 14 - 15%/năm và năm nào cũng tăng hơn năm trước. Cơ cấu nhập khẩu ngành dược bao gồm 2 mặt hàng chính là dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm.

Thị trường nhập khẩu ngành dược của Việt Nam cũng đa dạng, với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, Ấn Độ và Pháp là 2 thị trường lớn đối với Việt Nam.

Tuy nhiên 7 tháng qua, nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ thị trường Mỹ lại ghi nhận tốc độ tăng mạnh, đạt 242,6 triệu USD, tăng 173,2% (tương đương gần 136 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Pháp đứng thứ hai với 222,5 triệu USD, giảm 18,5 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra còn 4 thị trường khác đạt kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên và đều có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái, đó là: Đức đạt 214,15 triệu USD, Bỉ gần 155 triệu USD, Ấn Độ 147,27 triệu USD, Hàn Quốc 135,1 triệu USD.

Đại diện một số doanh nghiệp dược lớn cũng đã chia sẻ, ngành dược Việt Nam cơ bản chưa sản xuất được các sản phẩm thuốc đặc thù, chỉ giải quyết được một số loại thuốc điều trị bệnh thông thường, bệnh mãn tính. Đa số các thuốc đặc trị thiết yếu vẫn phải nhập khẩu.

Và thực tế, thuốc ngoại đang dần chiếm lĩnh kênh bán hàng qua bệnh viện. 7 tháng của 2022, giá trị trúng thầu thuốc kênh bệnh viện đạt 15.380 tỷ đồng trong đó thuốc ngoại chiếm 67% còn thuốc nội chỉ có 33%.

Chính nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc đang phải nhập khẩu đến khoảng 90% nên việc cung ứng thuốc dễ rơi vào bị động và đây có phải lý do khiến không ít người bệnh “ôm bệnh” chờ thuốc hoặc chấp nhận mua với giá đắt đỏ trên thị trường?

Bao giờ thuốc nội chiếm ưu thế?

Cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam đang có tốc độ già hóa nhanh; tình trạng ô nhiễm môi trường và mức độ quan tâm của gần 100 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao... sẽ là động lực cho ngành dược phẩm tiếp tục tăng trưởng.

Trong vòng 5 năm tới, ngành dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới. Một nghiên cứu mới đây của BMI Research cho thấy, dự báo về độ lớn thị trường dược phẩm của Việt Nam sẽ đạt 16,1 tỷ USD năm 2026.

Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dược phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư. Trong đó, xu hướng mua bán- sáp nhập (M&A) giữa các doanh nghiệp dược trong nước và nước ngoài diễn ra mạnh mẽ cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn phân phối.

Việc thực hiện M&A góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ có thêm vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn (như EU-GMP, PIC/S…) mà còn nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp, mở rộng thị phần, tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực mới, phát triển mạng lưới phân phối.

Tiềm năng lớn là vậy, nhưng theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam mới ở gần cấp độ 3, tức có công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic (thuốc sao chép) và xuất khẩu một số dược phẩm. Còn theo phân loại 5 mức phát triển của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), công nghiệp dược Việt Nam mới ở mức 3 - “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”. Điều này khiến nỗi lo thuốc ngoại vẫn mãi thắng thế tại thị trường trong nước.

Trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu cho ngành dược từ nay đến năm 2030 tập trung phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế, nâng cao năng lực nghiên cứu, chủ động sản xuất vắc xin, thuốc sáng chế.

Phấn đấu 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh và yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc; đồng thời cung cấp các dịch vụ chăm sóc dược có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 80% số lượng sử dụng trong bảo hiểm y tế. Phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực với giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD. Phấn đấu có 30% thuốc generic sản xuất trong nước và nhập khẩu có số đăng ký lưu hành được đánh giá tương đương sinh học.

Đến năm 2045, thuốc sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và nâng cao giá trị xuất khẩu, hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; chủ động sản xuất được các thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc phát minh, vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc; có thuốc phát minh từ nguồn dược liệu đặc hữu được nghiên cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền. Phấn đấu tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD. Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc tương đương các nước tiên tiến trong khu vực.

Những giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu như: Giải pháp về thể chế, pháp luật; đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, nhân lực và đào tạo; kiểm soát thị trường thuốc, dược liệu; hợp tác và hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông...

Chiến lược bài bản, mục tiêu và giải pháp rõ ràng, tuy nhiên, doanh nghiệp kinh doanh cũng như người dân vẫn lo lắng, bao giờ thuốc nội mới chiếm ưu thế khi mà ngành dược vẫn thiếu sự phát triển và đầu tư thích hợp.

Giới chuyên gia cho rằng, để nâng cao hiệu quả các tiêu chuẩn của ngành dược trong nước, các công ty và cơ quan quản lý của Việt Nam cần dựa vào sự chuyển giao kiến ​​thức, kỹ năng và nguồn lực từ các đối tác nước ngoài.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp cho người bệnh nếu thiếu thuốc

Bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp cho người bệnh nếu thiếu thuốc

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế.
Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

thuốc lá không chỉ gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau mà còn đặc biệt nguy hiểm đối với hệ hô hấp và tim mạch.
Người Việt chi 49.000 tỷ đồng mỗi năm mua thuốc lá

Người Việt chi 49.000 tỷ đồng mỗi năm mua thuốc lá

Ước tính người Việt Nam chi 49.000 tỷ đồng mua thuốc lá mỗi năm, trong khi đó chi phí các bệnh liên quan đến thuốc lá, ước tính khoảng 108.000 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Buộc thu hồi, tiêu hủy lô mỹ phẩm của Công ty Nguyễn Quách

TP. Hồ Chí Minh: Buộc thu hồi, tiêu hủy lô mỹ phẩm của Công ty Nguyễn Quách

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nguyễn Quách bị xử phạt, buộc thu hồi và tiêu hủy lô mỹ phẩm Kem dưỡng trắng da chống nắng hiệu Careleeser.
Thu hồi thuốc tiêm Quibay 2g/10ml do không đạt chất lượng

Thu hồi thuốc tiêm Quibay 2g/10ml do không đạt chất lượng

Sở Y tế Hà Nội thông báo thu hồi thuốc tiêm Quibay 2g/10ml do không đạt tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện thu hồi.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-Star hoạt động ‘chui’, ngang nhiên treo biển bệnh viện

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-Star hoạt động ‘chui’, ngang nhiên treo biển bệnh viện

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phát hiện thẩm mỹ viện E-Star (59 Nguyễn Hữu Cầu, phường Tân Định, quận 1) hoạt động trái phép nhưng treo biển “Hospital”.
Buôn lậu thuốc lá: Nguy cơ kép về kinh tế và sức khỏe

Buôn lậu thuốc lá: Nguy cơ kép về kinh tế và sức khỏe

Tình trạng buôn lậu thuốc lá vào Việt Nam đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng không chỉ về kinh tế mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm gần 500 thuốc nước ngoài

Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm gần 500 thuốc nước ngoài

Bộ Y tế đã cấp mới, gia hạn 498 thuốc nước ngoài để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc, phòng chống dịch.
Sở Y tế sẽ cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm từ tháng 11/2024

Sở Y tế sẽ cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm từ tháng 11/2024

Bộ Y tế bãi bỏ quy định Cục Quản lý môi trường y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo một số sản phẩm, Sở Y tế địa phương phụ trách.
Nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá ở TP. Hồ Chí Minh

Nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá ở TP. Hồ Chí Minh

Sáng 17/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá tại TP. Hồ Chí Minh.
Nguy cơ buôn lậu thuốc lá gia tăng trong những tháng cuối năm

Nguy cơ buôn lậu thuốc lá gia tăng trong những tháng cuối năm

Bất chấp công tác phòng, chống buôn lậu của lực lượng chức năng, thuốc lá điếu vẫn là mặt hàng được buôn lậu nhiều do mức siêu lợi nhuận và vận chuyển dễ dàng.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt cơ sở bị xử phạt vi phạm trong lĩnh vực y tế

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt cơ sở bị xử phạt vi phạm trong lĩnh vực y tế

Ngày 16/10, Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã công khai hàng loạt quyết định xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Đồng Nai: Container cùng xe ô tô tông sập nhà dân sau khi va chạm trên quốc lộ 51

Đồng Nai: Container cùng xe ô tô tông sập nhà dân sau khi va chạm trên quốc lộ 51

Xe container tông vào xe ô tô 7 chỗ rồi cùng lao vào nhà dân trên Quốc lộ 51 (tỉnh Đồng Nai), khiến 2 người bị thương và một phần nhà dân bị hư hỏng nặng.
Khói thuốc lá thụ động: Nguy hại khôn lường

Khói thuốc lá thụ động: Nguy hại khôn lường

Nhiều người hút thuốc lá cho rằng chỉ bản thân mình hút thuốc thì mới bị ảnh hưởng, không liên quan đến những người xung quanh.
2.000 chuyên gia Việt Nam và quốc tế

2.000 chuyên gia Việt Nam và quốc tế 'hội tụ' chia sẻ kinh nghiệm điều trị, chăm sóc sản khoa

Hội nghị quốc tế Sản phụ khoa Việt - Pháp, một diễn đàn khoa học lớn quy tụ nhiều chuyên gia của giới sản phụ khoa trên thế giới đã diễn ra tại Hà Nội.
Tiêm chủng sớm -

Tiêm chủng sớm - 'lá chắn' bảo vệ trẻ em trước các bệnh truyền nhiễm

Theo các chuyên gia y tế, tiêm chủng sớm cho trẻ là biện pháp can thiệp chủ động cấp thiết và hữu hiệu để ngăn chặn các bệnh: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà...
Hà Nội: 6 người nhập viện cấp cứu sau giải chạy marathon

Hà Nội: 6 người nhập viện cấp cứu sau giải chạy marathon

6 người bị sốc nhiệt khi đang tham gia giải chạy marathon tại Hà Nội được đưa vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cấp cứu.
Uống ‘nước chữa bách bệnh’, nhiều người nhập viện nguy kịch

Uống ‘nước chữa bách bệnh’, nhiều người nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca bệnh ngộ độc, thậm chí khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại nước được truyền bá có khả năng chữa bách bệnh.
Nâng cao ý thức người dân về lợi ích của việc rửa tay với xà phòng

Nâng cao ý thức người dân về lợi ích của việc rửa tay với xà phòng

Theo tổ chức y tế thế giới, rửa tay với xà phòng có thể giảm tới 40% nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa và đường hô hấp ở trẻ em.
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm chết người từ trào lưu

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm chết người từ trào lưu 'bắt pen' trên TikTok

Bác sĩ cảnh báo, khi theo đuổi trào lưu ''bắt pen'', người chơi sẽ đối mặt với hàng loạt nguy cơ sức khỏe rất nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Hà Nội: Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch sởi cho hàng nghìn trẻ em

Hà Nội: Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch sởi cho hàng nghìn trẻ em

Ngày 14/10, Hà Nội chính thức triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố năm 2024.
Luật hóa dinh dưỡng học đường vì tầm vóc người Việt

Luật hóa dinh dưỡng học đường vì tầm vóc người Việt

Các chuyên gia cho rằng, cần nhân rộng mô hình bữa ăn học đường và tiến tới luật hóa dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt.
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Bảng: Tiên phong xây dựng cộng đồng không khói thuốc

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Bảng: Tiên phong xây dựng cộng đồng không khói thuốc

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Bảng đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Bỏ thuốc lá ở độ tuổi nào sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ?

Bỏ thuốc lá ở độ tuổi nào sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ?

Các nhà khoa học đã chỉ ra cụ thể số năm sống mà bạn sẽ mất đi hay lấy lại nhờ quyết định tiếp tục hay bỏ hút thuốc lá vào từng mốc tuổi.
Cảnh báo nguy cơ bùng phát buôn lậu thuốc lá vào cuối năm

Cảnh báo nguy cơ bùng phát buôn lậu thuốc lá vào cuối năm

Thời gian gần đây, tình hình buôn lậu thuốc lá qua biên giới Tây Nam diễn biến phức tạp, gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động