Quốc hội thông qua Luật Giá (sửa đổi): Giữ giá trần sách giáo khoa

Chiều 19/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Giá (sửa đổi) với tỷ lệ 92,91% đại biểu Quốc hội tán thành. Trong đó, quyết định giữ giá trần sách giáo khoa.
Đề xuất quy định giá trần sách giáo khoa, giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu Quốc hội thảo luận dự án Luật Giá sửa đổi: Có nên để giá trần, giá sàn dịch vụ hàng không?

Đọc báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật Giá (sửa đổi), ông Lê Quang Mạnh - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho biết: Theo ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội đối với mặt hàng “sữa dành cho người cao tuổi” và mặt hàng “thịt lợn”, qua rà soát Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất đồng ý không đưa hai mặt hàng này vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.

Quốc hội thông qua Luật Giá (sửa đổi): Giữ giá trần sách giáo khoa
Ông Lê Quang Mạnh - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội đọc báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật Giá (sửa đổi)

Cụ thể, hiện nay mặt hàng “sữa dành cho người cao tuổi” có tính chất như một thực phẩm chức năng và xét về mức độ biến động giá, phạm vi ảnh hưởng, tác động thì mặt hàng sữa đối với người cao tuổi không lớn so với mặt hàng sữa dành cho trẻ em; và xét về công cụ quản lý, điều tiết của Nhà nước thì trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, việc áp dụng bình ổn giá đồng nghĩa với việc phải kê khai giá. Việc kê khai giá thịt lợn là khó khả thi khi có rất nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh; giá biến động từng ngày đối với mặt hàng này và các cá nhân kinh doanh cơ bản sẽ khó thực hiện quy định kê khai giá như Dự thảo Luật quy định.

Theo quy định hiện hành, mặt hàng “thịt lợn” không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và thực tế diễn biến thị trường trong thời gian qua cũng không đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đưa vào thực hiện bình ổn giá.

Vấn đề định giá sách giáo khoa, theo Luật Giá hiện hành, sách giáo khoa không phải là mặt hàng do Nhà nước định giá. Tuy nhiên, từ Quốc hội khóa 14 đến nay, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước cần kiểm soát giá mặt hàng này nhằm bảo vệ lợi ích người dân, tránh tác động tăng giá từ các nhà xuất bản. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo quy định giá trần và không quy định giá sàn đối với mặt hàng sách giáo khoa.

Theo ông Lê Quang Mạnh, sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu, đối tượng tiêu dùng rất lớn, có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, giá mặt hàng này tác động trực tiếp đến số đông người dân, trong đó có người thu nhập thấp.

Hiện nay, trong phương pháp tính giá sách giáo khoa, các nhà xuất bản cộng cả chi phí phát hành sách, mức chiết khấu rất cao (năm học 2022-2023, mức chiết khấu đối với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35% giá bìa) dẫn đến đẩy giá sách lên cao so với thu nhập của nhiều người dân. Vì vậy, cần thiết phải có công cụ kiểm soát để bảo đảm không tác động tiêu cực người dân.

Việc không quy định giá sàn là hợp lý vì: Thứ nhất, đây là mặt hàng có tính đặc thù, đối tượng tiêu dùng mang tính bắt buộc, trong đó có cả đối tượng yếu thế. Nếu quy định giá sàn, các đơn vị phát hành sách không thể bán cho người dân với giá thấp hơn giá sàn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, nhất là người có thu nhập thấp.

Quốc hội thông qua Luật Giá (sửa đổi): Giữ giá trần sách giáo khoa
Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Luật Giá sửa đổi

Thứ hai, hiện nay, Chính phủ không đề xuất quy định giá sàn cho nên chưa đánh giá tác động nếu quy định giá sàn đối với sách giáo khoa. Vì vậy, theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì chưa đủ căn cứ để bổ sung quy định về giá sàn.

Thứ ba, sách giáo khoa là mặt hàng đa dạng về chủng loại, lại tiêu dùng trên phạm vi cả nước, việc tính toán mức giá sàn phù hợp với từng cho từng loại sách và phải phù hợp với mọi khu vực khác nhau là khó khả thi. Trên thực tế điều hành, tùy tình hình kinh tế - xã hội từng thời điểm, Chính phủ sẽ quyết định mức giá trần phù hợp.

Thứ tư, về ý kiến cho rằng sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh nếu không quy định giá sàn, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Luật Cạnh tranh đã quy định rất rõ những hành vi cạnh tranh bị cấm. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát. Trường hợp vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để ổn định thị trường đối với giá sách giáo khoa, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Uỷ ban Thường vụ đã xin Quốc hội cho phép chỉ quy định giá trần, không quy định giá sàn đối với mặt hàng sách giáo khoa tại Dự thảo Luật.

Thu Hường - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Giá sửa đổi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10

Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10

Sáng 20/10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới

Đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới

Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc, đưa đất nước vững bước trên con đường phát triển trong kỷ nguyên mới.
Quyết liệt tháo gỡ, xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án điện năng lượng tái tạo

Quyết liệt tháo gỡ, xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án điện năng lượng tái tạo

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các khó khăn, vướng mắc tại các dự án điện năng lượng tái tạo cần phải được xử lý dứt điểm, không để lãng phí nguồn lực...
Hải Phòng: Ông Trần Văn Phương giữ chức Bí thư Huyện ủy Cát Hải

Hải Phòng: Ông Trần Văn Phương giữ chức Bí thư Huyện ủy Cát Hải

Ban Thường vụ Hải Phòng công bố quyết định luân chuyển, bổ nhiệm ông Trần Văn Phương - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - giữ chức Bí thư Huyện ủy Cát Hải.
Khẳng định vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy kết nối và tăng trưởng bao trùm của ASEAN

Khẳng định vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy kết nối và tăng trưởng bao trùm của ASEAN

Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) có chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong việc tăng cường kết nối và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”.

Tin cùng chuyên mục

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi tới Đại hội đồng AIPA-45

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi tới Đại hội đồng AIPA-45

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi tới Đại hội đồng AIPA-45.
Chùm ảnh: Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án năng lượng tái tạo

Chùm ảnh: Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án năng lượng tái tạo

Chiều 19/10, tại Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án năng lượng tái tạo
Bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp cho người bệnh nếu thiếu thuốc

Bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp cho người bệnh nếu thiếu thuốc

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình dâng hương tại Khu tưởng niệm Vườn Gòn - Đá Bàn

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình dâng hương tại Khu tưởng niệm Vườn Gòn - Đá Bàn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Vườn Gòn - Đá Bàn (thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45

Sáng 19/10, tại Thủ đô Vientiane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Lễ khai mạc và Phiên họp toàn thể thứ nhất Đại hội đồng AIPA-45.
Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

Ngày 19/10/2024, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công và tài sản kết cấu hạ tầng cho các đơn vị thuộc Bộ.
Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Thủ tướng yêu cầu không để thiếu điện cho năm 2025 bởi nếu để thiếu điện, không nhà đầu tư nào muốn vào.
Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ vốn để người dân khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão

Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ vốn để người dân khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị BRICS mở rộng tại Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị BRICS mở rộng tại Nga

Từ 23-24/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga.
Triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia giai đoạn 2024-2027

Triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia giai đoạn 2024-2027

Ngày 18/10, Việt Nam-Australia thống nhất nội dung và ký kết Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giai đoạn 2024-2027.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thị sát dự án năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thị sát dự án năng lượng tái tạo

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã bay thị sát một số dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời của Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chánh án Tòa án Tối cao Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chánh án Tòa án Tối cao Trung Quốc

Chiều 18/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp ông Trương Quân, Đại thẩm phán thứ nhất, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống rửa tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống rửa tiền

Theo quyết định của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc được giao nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền.
Ông Nguyễn Đức Tâm giữ chức Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ông Nguyễn Đức Tâm giữ chức Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Tâm giữ chức Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ tại Liên hợp quốc và các nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ tại Liên hợp quốc và các nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng và khẳng định các đồng chí được giao nhiệm vụ lần này đều là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Lào, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Quân chủng Phòng không - Không quân khai mạc Diễn tập, bắn đạn thật

Quân chủng Phòng không - Không quân khai mạc Diễn tập, bắn đạn thật

Sáng 18/10, tại Trường bắn Quốc gia khu vực 1, Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức khai mạc Diễn tập chiến thuật có bắn đạn thật.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Hướng về dân, lắng nghe dân để hiểu lòng dân

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Hướng về dân, lắng nghe dân để hiểu lòng dân

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có bài phát biểu tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X.
Phối hợp hiệu quả giữa Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc: Động lực phát triển kinh tế- xã hội

Phối hợp hiệu quả giữa Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc: Động lực phát triển kinh tế- xã hội

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã thông tin về tình hình phát triển kinh tế.
Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương tổ chức kỳ họp lần thứ 20

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương tổ chức kỳ họp lần thứ 20

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 20 thống nhất kỷ luật 12 quân nhân vi phạm nghiêm trọng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động