Sửa Luật Thủ đô: Tạo "hệ sinh thái" thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển

Là Thủ đô của cả nước, việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội không thể chậm trễ, do đó cần có những chính sách, cơ chế đặc thù.
BLACKPINK ‘gây bão’ - bài học kinh tế và công nghiệp văn hoá Sự kiện BlackPink và câu chuyện phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của Thủ đô

Đối với Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được TP. Hà Nội xây dựng, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, đây là cơ hội rất lớn, tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới, vị thế mới không chỉ của cả nước mà còn trong khu vực và thế giới. Trong đó, phát triển văn hóa là 1 trong 9 nhóm chính sách trọng tâm được đề xuất sửa đổi, bổ sung với nhiều nội dung mới.

Liên quan nội dung này, chia sẻ tại hội thảo mới đây, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cho rằng, để xứng tầm vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, lĩnh vực văn hóa của Hà Nội cần có các quy định, cơ chế đặc thù, nổi bật, tập trung, tránh dàn trải, để Hà Nội thực sự là một trong những địa phương tiên phong trong xây dựng công nghiệp văn hóa. Nếu lĩnh vực văn hóa được Hà Nội thực hiện tốt, sẽ tạo được sự đồng thuận của người dân cũng như tạo được tính lan tỏa cho các địa phương lân cận.

Sửa Luật Thủ đô: Tạo
Dự án Luật Thủ đô sửa đổi sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Đóng góp vào nội dung sửa đổi Luật Thủ đô, một trong những nội dung được nhiều chuyên gia quan tâm và góp ý cụ thể tại Điều 46 của dự thảo. Theo đó, về ưu đãi đầu tư (Điều 46), Dự thảo Luật quy định đối tượng ưu đãi là dự án đầu tư trong một số ngành công nghiệp văn hóa gồm: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, du lịch văn hóa; nội dung ưu đãi chủ yếu là miễn tiền đất, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bàn về vấn đề này, đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu quan điểm, cần rà soát quy định pháp luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời làm rõ các chế độ ưu đãi, đối tượng ưu đãi để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Ngoài ra cũng có ý kiến đề nghị khoanh lại phạm vi để bảo đảm tính khả thi đồng thời làm rõ cơ chế để khai thác, thu lợi nhuận từ các ngành này.

Góp ý đối với Điều 23 của Dự thảo Luật, đại diện Cục Di sản văn hóa cho rằng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa hiện nay đã khá đầy đủ. Do vậy, việc giao UBND TP. Hà Nội quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kiến trúc xây dựng; biện pháp bảo tồn, quản lý, khai thác sử dụng các công trình để cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị và bảo tồn, phát huy giá trị khu nội đô lịch sử cần theo hướng các nguyên tắc đặc thù để tránh trùng lặp.

Cùng với đó, hiện nay, Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa, vì vậy để đảm bảo thống nhất với Luật Di sản văn hóa, Dự thảo Luật nên xem xét điều chỉnh theo hướng chỉ giao cho tư nhân “quyền sử dụng bảo tàng” thay vì giao “quyền quản lý” bởi khối lượng di sản lưu trữ tại bảo tàng là rất lớn.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, một số nội dung cần phải nghiên cứu, làm rõ hơn nữa các quy định của Luật Thủ đô hay Luật Di sản văn hóa. Đặc biệt, về vấn đề phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội, Ban Soạn thảo cần thiết kế thành 1 điều riêng chứ không nằm rải rác trong Dự thảo Luật như hiện nay bởi đây là vấn đề lớn, cần xác định tính đặc thù như phát triển các khu công nghệ cao tại Hà Nội, có quy định, chính sách đặc thù riêng.

PGS.TS Phạm Thị Thu Hương - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội góp ý thêm: “Chúng tôi mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ có những quy định về cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, “vượt trước” về văn hóa, để mục tiêu “kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô” có thể trở thành hiện thực”.

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là không thể tách rời

Theo các chuyên gia, với vai trò là Thủ đô của cả nước, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là không thể tách rời, theo đó, việc có những chính sách, cơ chế đặc thù, cụ thể để các ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội phát triển là hết sức cấp thiết hiện nay.

Chia sẻ thêm về cơ chế đặc thù cho phát triển công nghiệp văn hóa, Thạc sĩ Trần Dũng Hải (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) cho biết, Luật Thủ đô năm 2012 ngoài các quy định chung cũng đã có riêng Điều về bảo tồn và phát triển văn hóa. Tuy vậy, các quy định đa số mới chỉ dừng ở mức đưa ra các định hướng chính sách và thiếu vắng những quy định cụ thể khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa tương xứng với tính đặc thù và vai trò quan trọng của Thủ đô Hà Nội trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Sửa Luật Thủ đô: Tạo
Nhiều hội thảo về vấn đề góp ý sửa đổi Dự thảo Luật Thủ đô đã được tổ chức nhằm lấy ý kiến rộng rãi của người dân. Ảnh: VGP/GH

Trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ngoài các quy định mang tính định hướng về phát triển văn hóa nói chung, các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng, dự thảo đã có các quy định đặc thù để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội như: "Khu thúc đẩy thương mại và văn hóa" là khu vực tập trung các hoạt động dịch vụ, thương mại với các điều kiện về an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút du lịch, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện đời sống dân cư, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống. Ngoài ra, đã có quy định về dự án đầu tư mới vào các ngành điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, du lịch văn hóa được hưởng các ưu đãi; cho phép thành lập Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách để đầu tư cho nghiên cứu, bảo vệ di sản văn hóa, hỗ trợ hoạt động giáo dục, quảng bá và sáng tạo dựa trên di sản văn hóa Thủ đô.

Từ đó, theo Thạc sĩ Trần Dũng Hải, có thể sửa thuật ngữ "Khu thúc đẩy thương mại và văn hóa" thành "Khu thúc đẩy văn hóa và thương mại", lấy hoạt động văn hóa, bảo tồn các ngành nghề truyền thống làm nền tảng then chốt, hoạt động thương mại, dịch vụ là hoạt động bổ sung, sửa đổi này sẽ đáp ứng tốt cho nhu cầu của khách du lịch, khách tham quan, phục vụ phát triển hoạt động du lịch văn hóa, tránh tình trạng biến tướng, thương mại hóa các khu có tính chất đặc thù này trong thực tiễn triển khai sau này.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cần nghiên cứu bổ sung các ngành công nghiệp văn hóa khác vào dự thảo như dự án đầu tư mới vào phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công, mỹ nghệ… nhằm tạo ra hệ thống các ngành công nghiệp văn hóa hỗ trợ nhau trong phát triển, tạo thành tổng thể hài hòa nền công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội.

Theo quy định tại Quyết định số 805/QĐ-TTg ngày 6/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ thì Dự án Luật Thủ đô sẽ trình Chính phủ vào tháng 8/2023; đầu tháng 9/2023 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến và trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào tháng 10/2023.
Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Đồng Nai: Nhiều điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đồng Nai: Nhiều điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã được tỉnh Đồng Nai tập trung phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quảng Nam: Doanh nghiệp FDI cam kết

Quảng Nam: Doanh nghiệp FDI cam kết 'rót' thêm tỷ USD mở rộng đầu tư

Môi trường đầu tư thuận lợi, nhiều doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam dự kiến đầu tư thêm trăm triệu đến hàng tỷ USD để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hoà: Mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao

Khánh Hoà: Mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao

Khánh Hoà hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững, bảo vệ môi trường biển và hướng tới xuất khẩu thuỷ sản với tiêu chuẩn cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Có 179 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ở Gia Lai

Có 179 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ở Gia Lai

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Gia Lai có 764 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 72,8% kế hoạch năm; đáng chú ý có 179 doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động.
Đầu tư 2.400 tỷ đồng mở rộng Cảng hàng không Cà Mau

Đầu tư 2.400 tỷ đồng mở rộng Cảng hàng không Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1188/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau (dự án).
Singapore muốn hợp tác với Bà Rịa - Vũng Tàu để phát triển điện gió ngoài khơi

Singapore muốn hợp tác với Bà Rịa - Vũng Tàu để phát triển điện gió ngoài khơi

Singapore hy vọng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ hỗ trợ tích cực để PTSC và Sembcorp hoàn thiện giấy phép và triển khai dự án điện gió ngoài khơi.
Đồng Nai triển khai Nghị định của Chính phủ về hoạt động thương mại biên giới

Đồng Nai triển khai Nghị định của Chính phủ về hoạt động thương mại biên giới

Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức triển khai Nghị định số 122/2024/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thương mại biên giới.
Thu hút hàng nghìn dự án, Bắc Ninh tìm giải pháp phát triển khu công nghiệp

Thu hút hàng nghìn dự án, Bắc Ninh tìm giải pháp phát triển khu công nghiệp

Chiếm tới 80% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, Bắc Ninh đã và đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm phát triển khu công nghiệp.
Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024 có gì đặc biệt?

Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024 có gì đặc biệt?

Sẽ có hơn 230 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm trong và ngoài tỉnh tham gia giới thiệu sản phẩm nông sản tại Thanh Hóa.
Quy định mới về chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Đồng Nai áp dụng từ 21/10

Quy định mới về chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Đồng Nai áp dụng từ 21/10

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành hạn mức tối đa nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân đối với đất trồng cây hàng năm, áp dụng từ 21/10/2024.
Lâm Đồng: Bổ sung hơn 3.700 tỷ đồng vào cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Lâm Đồng: Bổ sung hơn 3.700 tỷ đồng vào cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Tỉnh ủy Lâm Đồng thống nhất chủ trương điều chỉnh nguồn vốn từ ngân sách địa phương cân đối bổ sung 3.761 tỷ đồng đối ứng cho cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương.
TP. Hồ Chí Minh đề xuất giữ lại ngân sách thu vượt để xây dựng đường sắt đô thị

TP. Hồ Chí Minh đề xuất giữ lại ngân sách thu vượt để xây dựng đường sắt đô thị

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có đề xuất gửi Bộ Tài chính được giữ lại số tăng thu ngân sách trung ương được hưởng để thực xây dựng các dự án đường sắt đô thị.
Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc lựa chọn tỉnh Thanh Hóa để đầu tư

Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc lựa chọn tỉnh Thanh Hóa để đầu tư

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đã lựa chọn Thanh Hóa đầu tư.
Lạng Sơn: Kinh tế 9 tháng năm 2024 có gì nổi bật?

Lạng Sơn: Kinh tế 9 tháng năm 2024 có gì nổi bật?

UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong 9 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục đà phục hồi, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ...
Vĩnh Phúc: Tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển

Vĩnh Phúc: Tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển

Đánh giá cao đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, tỉnh Vĩnh Phúc luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân phát triển.

'Lai Châu, hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng phát triển'

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lai Châu năm 2024 với chủ đề "Lai Châu, hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng phát triển” thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư…
Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Để thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, Tuyên Quang đã huy động các nguồn lực, vận động cộng đồng chung tay giúp hộ nghèo có một nơi an cư dài lâu.
Đồng Nai: GRDP trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng tích cực

Đồng Nai: GRDP trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng tích cực

GRDP của Đồng Nai trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 191.531,43 tỷ đồng, tăng 7,71% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mục tiêu cả năm 2024, là từ 6,5-7%.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Số lượng doanh nghiệp tăng gấp 7 lần sau 20 năm

Bà Rịa – Vũng Tàu: Số lượng doanh nghiệp tăng gấp 7 lần sau 20 năm

Năm 2004, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là hơn 3.000 doanh nghiệp, nay đã tăng lên hơn 21.000 doanh nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương hàng loạt chủ doanh nghiệp chăm lo tốt phúc lợi cho công nhân

TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương hàng loạt chủ doanh nghiệp chăm lo tốt phúc lợi cho công nhân

Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức tuyên dương 23 chủ doanh nghiệp có nhiều phúc lợi cho công nhân, người lao động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động