Tận dụng RCEP, thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, bền vững

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), việc thực thi Hiệp định RCEP có thể giúp tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Việt Nam tăng thêm 0,4% đến năm 2030...
Bước đi chiến lược để ngành nông sản tận dụng lợi thế của Hiệp định RCEP Tận dụng RCEP trong ngành sản xuất điện tử công nghệ cao Tận dụng RCEP để gia tăng hàng hóa, thương hiệu Việt tại Indonesia

RCEP là "mắt xích" quan trọng

Các chuyên gia kinh tế nhận định, lợi ích kinh tế mà một Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại cần được đánh giá tổng thể trên nhiều phương diện như quy mô hiệp định, các nghĩa vụ ràng buộc...nhưng trực tiếp nhất vẫn là mức độ cam kết.

Thực tế hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 19 Hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó có 16 hiệp định đã ký kết chính thức và 3 hiệp định đang tiến hành đàm phán, đây được đánh giá là cơ hội rất lớn.

Các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được xây dựng trên cơ sở các cam kết của Việt Nam trong WTO và các hiệp định FTA giữa ASEAN với từng đối tác ngoại khối (FTA ASEAN+) mà Việt Nam đã cùng ASEAN tham gia.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), việc thực thi Hiệp định RCEP có thể giúp tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Việt Nam tăng thêm 0,4% đến năm 2030 nếu xét lợi ích trực tiếp, có thể lên đến 1% nếu có tính đến lợi ích gián tiếp từ cải cách thể chế. Với Hiệp định RCEP, khi được cả 15 thành viên thực thi, sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP khoảng 27 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

Đồng thời, với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư và hài hòa hóa quy tắc xuất xứ giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, việc thiết lập hiệp định này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực.

Tận dụng RCEP, thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, bền vững
Hiệp định RCEP hình thành thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam - Ảnh minh họa

Về cam kết trong lĩnh vực mở cửa thị trường, theo Hiệp định RCEP, Việt Nam không cam kết cao hơn so với các FTA ASEAN+, tức là mức độ mở cửa thị trường thấp hơn so với cam kết trong các Hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định RCEP được xây dựng phù hợp với trình độ phát triển của tất cả các nước tham gia, đặc biệt là phù hợp với cả một số nước ASEAN vẫn còn là nước kém phát triển.

Mặc dù không gian kinh tế rộng hơn, dân số lớn hơn nhưng đồng thời Hiệp định RCEP cũng có nhiều linh hoạt cho các nước tham gia hơn. Các nước tham gia RCEP cũng xác định đây là bước đi ban đầu, hướng đến các mức độ hợp tác cao hơn khi các nước đã sẵn sàng. Bên cạnh các cam kết trong các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, Hiệp định RCEP có cam kết trong một số lĩnh vực mới như: Thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh, mua sắm của Chính phủ với mức độ thấp hơn cam kết trong các Hiệp định CPTPP hay EVFTA.

Ở Việt Nam, nhìn chung, để đạt được mức độ cam kết hài hòa trong Hiệp định RCEP, có cao hơn các FTA ASEAN+ hiện có nhưng thấp hơn các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Bên cạnh đó, các vấn đề về quy tắc xuất xứ để hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan tại RCEP là một thuận lợi lớn đối với Việt Nam.

Về vấn đề này, Hiệp định RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng nguyên liệu có xuất xứ không những từ các nước ASEAN mà còn có thể sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước đối tác ASEAN như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Các chuyên gia nhận định, đây được coi điểm mở rộng hơn so với các FTA ASEAN+1, giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng nguồn nguyên liệu đa dạng trong toàn khối RCEP để tăng cường khả năng xuất khẩu sang các nước đối tác trong khối.

Cùng với đó, ngay khi thực thi Hiệp định RCEP, ngoài việc áp dụng cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ, các nước thành viên sẽ tiếp tục nghiên cứu và thảo luận về tính khả thi của cộng gộp toàn phần, là quy tắc xuất xứ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể từng bước tham gia chuỗi cung ứng khu vực (tương tự như quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP).

Bên cạnh đó, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định RCEP sẽ đa dạng hơn so với các FTA ASEAN+1. Cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng 3 hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá như sau: Một là, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) được cấp bởi các tổ chức cấp; hai là, doanh nghiệp đủ điều kiện được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá và ba là, bất kỳ doanh nghiệp có thể được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá.

Việc cho phép doanh nghiệp lựa chọn các thủ tục cấp phép chứng nhận xuất xứ đa dạng như vậy sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc giảm thiểu thời gian xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) truyền thống, cắt giảm chi phí giao dịch, và chủ động hơn trong việc phát hành hóa đơn thương mại.

Với những đặc điểm này, Hiệp định RCEP đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các nước đối tác.

Cũng từ đó, Hiệp định RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp.

Đẩy mạnh thông tin thị trường

Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sớm tiếp cận và khai thác tối ưu những cơ hội, thuận lợi mà Hiệp định RCEP đem lại, Bộ Công Thương đã chuẩn bị lộ trình triển khai các kế hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến Hiệp định đến các đơn vị, tổ chức có liên quan và các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bộ Công Thương đã xây dựng và chuẩn bị triển khai kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu các thông tin về Hiệp định, xây dựng các buổi tập huấn bổ sung kiến thức về Hiệp định cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước; xây dựng các chương trình, hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu cho các ngành hàng và dịch vụ mà ta có thế mạnh và tiềm năng.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cung cấp thông tin của các đơn vị trong Bộ Công Thương, đặc biệt là hệ thống Thương vụ, trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại, văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cung cấp thông tin hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp.

Đồng thời, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng các chương trình phát triển thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng và lợi thế của Việt Nam vào thị trường các nước RCEP; phát triển và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam và bảo vệ người tiêu dùng…

Cũng theo Bộ Công Thương, để thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, tận dụng tối đa cơ hội từ các Hiệp định FTA, ngoài điều kiện cần là các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương, sự chủ động và tích cực của doanh nghiệp mới là điều kiện đủ để hiện thực hóa các lợi ích và cơ hội mà các Hiệp định FTA mang lại.

Do đó, các doanh nghiệp, hiệp hội, người dân chủ động tìm hiểu thông tin về các Hiệp định FTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm. Cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. Cùng với đó, chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp định để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn.

Sáng kiến RCEP do ASEAN dẫn đầu nhằm tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, xét về tổng GDP và quy mô thị trường. Tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên RCEP chiếm gần 1/3 GDP toàn cầu, trong đó số lượng người đạt gần 1/3 dân số thế giới.

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu các nước ký FTA chiếm tỷ lệ cao

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu các nước ký FTA chiếm tỷ lệ cao

Sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hỗ trợ của cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, kim ngạch xuất khẩu với các nước ký Hiệp định thương mại (FTA) chiếm tỷ lệ cao.
Ngành da giày hưởng lợi, chịu tác động gì từ Hiệp định AANZFTA?

Ngành da giày hưởng lợi, chịu tác động gì từ Hiệp định AANZFTA?

Mặc dù có sự tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2024, nhưng ngành da giày đang đối mặt với những quy định mới tại thị trường XK liên quan đến chuỗi cung ứng.
ASEAN - Australia - New Zealand giới thiệu bản nâng cấp của Hiệp định AANZFTA

ASEAN - Australia - New Zealand giới thiệu bản nâng cấp của Hiệp định AANZFTA

Bản nâng cấp Hiệp định AANZFTA tiếp tục tạo nền móng vững chắc hơn nữa cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN, Australia, New Zealand.
Hội nghị Bộ trưởng IPEF: Việt Nam, Singapore và Hoa Kỳ hợp tác thương mại điện liên biên giới

Hội nghị Bộ trưởng IPEF: Việt Nam, Singapore và Hoa Kỳ hợp tác thương mại điện liên biên giới

Tại Hội nghị Bộ trưởng IPEF, Việt Nam, Singapore và Hoa Kỳ thành lập Nhóm công tác đầu tư dự án năng lượng tái tạo, phát triển thương mại điện liên biên giới.
Hơn 23 tỷ USD "chảy" vào dự án của các nước IPEF

Hơn 23 tỷ USD "chảy" vào dự án của các nước IPEF

Diễn đàn Đầu tư Kinh tế sạch IPEF đã huy động tới 23 tỷ USD nguồn vốn đầu tư cho hơn 69 dự án cơ sở hạ tầng bền vững trong khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ, Indonesia đặt kì vọng lớn vào cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng IPEF tại Singapore

Ấn Độ, Indonesia đặt kì vọng lớn vào cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng IPEF tại Singapore

Đại diện Bộ Thương mại Ấn Độ và Indonesia đều đã bày tỏ kỳ vọng lớn vào hợp tác kinh tế bên lề Hội nghị Bộ trưởng IPEF và Diễn đàn Đầu tư Kinh tế sạch IPEF.
Bộ Công Thương: 9 giải pháp tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu

Bộ Công Thương: 9 giải pháp tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu

Trong bối cảnh thế giới biến động, Bộ Công Thương đã đưa ra 9 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy thực thi các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngành Công Thương đặt trọng tâm vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA

Ngành Công Thương đặt trọng tâm vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA

Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả khai thác ưu đãi từ các Hiệp định FTA.
Bình Dương: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững

Bình Dương: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác song và đa phương trên nhiều lĩnh vực.
Tận dụng tốt hơn nữa ưu đãi từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo, rau quả

Tận dụng tốt hơn nữa ưu đãi từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo, rau quả

4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo, rau quả tăng cả về lượng và giá trị, song nhiều doanh nghiệp chưa nắm vững quy định, yêu cầu từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.
Việt Nam - Bulgaria: Triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương

Việt Nam - Bulgaria: Triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương

Hai nước Việt Nam - Bulgaria đang nỗ lực triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác, chú trọng khuyến khích đầu tư, từ đó đẩy mạnh thương mại song phương.
Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Bộ Công Thương có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương và các Hiệp hội về Kế hoạch tuyên truyền về các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Bộ Tài chính đề xuất, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong thực hiện FTA Việt Nam - Israel sẽ giảm dần từ nay đến năm 2027.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hai năm thực thi RCEP, chi phí thương mại trong khu vực đã giảm đáng kể, chuỗi cung ứng đã liên kết chặt chẽ hơn, mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.
Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Với nhiều cơ hội theo các cam kết mang lại, song sau 5 năm dư địa thị trường từ Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn.
Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Nhằm cải thiện công tác tuyên truyền, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, Cổng FTAP đang đẩy mạnh hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp.
Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Tuy nông sản luôn gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng lượng hàng hóa mang thương hiệu Việt xuất khẩu sang thị trường EU còn khá khiêm tốn.
Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Các thông tin, dữ liệu trên Cổng FTAP được hiển thị dưới dạng song ngữ Việt - Anh giúp cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hiểu thêm về nhau.
Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Trong Hiệp định RCEP, các cam kết về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại được quy định nhằm thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch.
Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cùng với các Bộ ngành khác, Bộ Công Thương thực hiện đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trên Cổng FTAP.
Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng thông tin FTAP cung cấp thông tin, hỗ trợ tối đa các cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại tới doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động