Thái Bình: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa qua thương mại điện tử

Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, tỉnh Thái Bình đã và đang đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua các nền tảng này.
Thái Bình: Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với phát triển kinh tế Thái Bình: GRDP tăng 7,77%, đứng thứ 10/63 tỉnh thành Thái Bình: Đứng đầu Đồng bằng sông Hồng, thứ 3 cả nước về chỉ số sản xuất công nghiệp

Thúc đẩy ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng

Vừa qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị tập huấn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua các nền tảng thương mại điện tử năm 2023 nhằm tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh ứng dụng hiệu quả các nền tảng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bà Tô Thị Hương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Bình - cho biết, trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, tỉnh Thái Bình đã ban hành các chương trình hành động và kế hoạch để đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế số trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh tập huấn nâng cao cho doanh nghiệp về cách thức quảng bá sản phẩm, khai thác tiềm năng, lợi thế trên các sàn thương mại điện tử, cùng với đó, tổ chức đào tạo tư vấn các biện pháp hữu hiệu để giao dịch hiệu quả trên sàn...

“Trong thời gian qua, Sở Công Thương Thái Bình đã xây dựng sàn thương mại điện tử của tỉnh (http://ecthaibinh.com), hỗ trợ 3 đơn vị xây dựng bộ thương hiệu trực tuyến, với khoảng 300 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia với gần 2.000 sản phẩm gồm OCOP, sản phẩm nông thôn tiêu biểu”, bà Tô Thị Hương Lan thông tin.

Thái Bình: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa qua thương mại điện tử
Bà Tô Thị Hương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Bình phát biểu tại hội nghị

Cũng theo thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Thái Bình, ngày 31/10/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định 2445/QĐ-UBND về việc Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang phối hợp triển khai nội dung thuộc Bộ tiêu chí này để hướng đến việc các xã phải có sản phẩm tiêu biểu bán qua kênh thương mại điện tử với quy định tỉ lệ sản phẩm chủ lực bán qua kênh thương mại điện tử là ít nhất 10%.

Trao đổi về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Bình tham gia vào thương mại điện tử, ông Bùi Huy Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - cho biết, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số với vai trò vừa là cơ quan quản lý lĩnh vực thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý, quản lý hoạt động thương mại điện tử đồng thời cũng là đơn vị tổ chức hỗ trợ và thúc phát triển thị trường thương mại điện tử lành mạnh, kết nối doanh nghiệp sản xuất địa phương với các nền tảng thương mại điện tử.

Thái Bình: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa qua thương mại điện tử
Ông Bùi Huy Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát biểu tại hội nghị

Tại Quyết định 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/5/2020 nêu rõ mục tiêu tổng quát: Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử; xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.

Do vậy, hiện thực hóa các mục tiêu trên, ông Bùi Huy Hoàng cho rằng, Hội nghị tập huấn kết nối doanh nghiệp thương mại điện tử lần này là cơ hội để hiện thực hóa chủ trương chính sách cũng như triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã địa phương thúc đẩy phân phối sản phẩm địa phương, sản phẩm OCOP... qua các sàn thương mại điện tử, hướng tới xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới theo mục tiêu nói trên.

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh doanh thương mại điện tử và những điểm doanh nghiệp cần lưu ý, bà Nguyễn Xuân Hải Yến - Phó Giám đốc Công ty sản xuất và Thương mại Proline Việt Nam - cho biết, hiện, Thái Bình đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tái cơ cấu ngành công nghiệp lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm ngành chủ lực nên việc xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, thuỷ sản, công nghiệp tiêu biểu đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh.

Hiện nay, tỉnh Thái Bình có 64 sản phẩm OCOP được công nhận 3,4 sao; 45 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Trong đó, một số sản phẩm được công nhận mang bản sắc riêng của địa phương, có thương hiệu nổi bật trên thị trường như mắm cáy Hồng Tiến, bánh cáy Thiên Đức, trứng vịt biển Đông Xuyên, cây phát lộc Minh Tân... hay các sản phẩm tập trung ở lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và thực phẩm chế biến được đông đảo người tiêu dùng biết đến, tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.

Thái Bình: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa qua thương mại điện tử
Hội nghị tập huấn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua các nền tảng thương mại điện tử năm 2023

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh đến gần hơn với thương mại điện tử, bà Hoàng Oanh - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB, đại diện của Alibaba.com tại Việt Nam cho biết, Việt Nam có nhiều sản phẩm đặc trưng xuất phát từ đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi và mặt hàng thủ công mỹ nghệ sở hữu nhiều cơ hội và thế mạnh để cạnh tranh tại thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.

Thương mại điện tử xuyên biên giới phục vụ xuất khẩu đang dần trở thành một trong những kênh xuất khẩu mới và quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp địa phương. Ngay tại Thái Bình, doanh nghiệp sứ Hảo Cảnh đã có nhiều năm kinh doanh trên Sàn thương mại điện tử Alibaba và đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên, theo bà Oanh, cơ sở vật chất sản xuất và đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp địa phương còn có những hạn chế nhất định do vậy việc xuất khẩu hàng hoá qua thương mại điện tử của chính doanh nghiệp cũng gặp phải không ít khó khăn. Đây là những điểm các doanh nghiệp địa phương cần tập trung cải thiện trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Trần Hùng - Phòng Kế hoạch kinh doanh, sàn thương mại điện tử Postmart, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam giới thiệu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong phân phối sản phẩm trên sàn và quản lý đơn hàng.

Đi vào hoạt động từ năm 2019, đến nay sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn, thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã có 5,3 triệu tài khoản người mua, bán; hơn 666.000 nhà cung cấp tham gia bán hàng trên sàn; hơn 151.000 sản phẩm được kinh doanh trên sàn, hơn 1,2 triệu giao dịch phát sinh. Đối với địa bàn tỉnh Thái Bình tính từ 2021 đến hết quý II/2023 thống kê được đã có hơn 658 sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và xấp xỉ 14.151 giao dịch thành công.

Thái Bình: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa qua thương mại điện tử
Các sản phẩm tiêu biểu của Thái Bình được tiêu thụ qua thương mại điện tử

Trong những năm vừa qua, được sự định hướng và đồng hành của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), Bưu điện Việt Nam đã có cơ hội tham gia các Chương trình kết nối thương mại điện tử tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, tiếp cận được số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực và chất lượng sản phẩm tốt, góp phần đa dạng hoá các mặt hàng nông sản đặc sản địa phương trên sàn thương mại điện tử.

Đến nay, Thái Bình đã có nhiều doanh nghiệp đã thực hiện xây dựng gian hàng, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của tỉnh trên các nền tảng trực tuyến và các sàn thương mại điện tử lớn thành thạo, bài bản, mang đến nhiều kết quả tích cực.

“Sàn Thương mại điện tử Postmart.vn có đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp Thái Bình thực hiện các thủ tục, quy trình đưa sản phẩm đặc sản địa phương lên Sàn thương mại điện tử Postmart.vn”, ông Nguyễn Trần Hùng thông tin và khẳng định, trong thời gian tới, Postmart.vn sẽ tiếp tục triển khai phương án thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng phương án phù hợp về phát triển các nhà cung cấp, kết nối các nhà sản xuất ở địa phương, tổ chức đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và các sản phẩm đặc trưng khác tại tỉnh thông qua sàn Postmart.vn.

Theo lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, với mục tiêu tận dụng các lợi thế sẵn có, tỉnh Thái Bình tiếp tục tập trung triển khai hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử quốc tế đồng thời mở rộng kênh phân phối trong nước.

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Bình cũng đề cao công tác đào tạo, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử cho người dân, doanh nghiệp và phát triển các sàn giao dịch thương mại điện tử, hướng đến các tiêu chí được UBND tỉnh đề xuất trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khẳng định, sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Thái Bình trong việc tổ chức phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử, cũng như các quy định của pháp luật về thương mại điện tử đồng thời quảng bá thương hiệu sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp Thái Bình, triển khai hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu với các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế, xây dựng thị trường thương mại điện tử có tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng bá, tiêu thụ hàng Việt qua hoạt động văn hóa, du lịch: Lợi ích kép

Quảng bá, tiêu thụ hàng Việt qua hoạt động văn hóa, du lịch: Lợi ích kép

Việc kết hợp hoạt động văn hoá, du lịch với quảng bá, tiêu thụ hàng Việt, đặc sản địa phương là hướng đi mang lại nhiều lợi ích, cần tiếp tục triển khai.
Bắc Giang phát huy vai trò của các tổ chức trong sản xuất và tiêu thụ hàng Việt

Bắc Giang phát huy vai trò của các tổ chức trong sản xuất và tiêu thụ hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bắc Giang đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, cơ quan, ban, ngành.
Đắk Nông: Tăng cường xây dựng hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng Việt Nam

Đắk Nông: Tăng cường xây dựng hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng Việt Nam

Đắk Nông dự kiến xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Đắk R’Lấp và điểm mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất tiêu dùng miền núi huyện Đắk Mil.
Ấm lòng người lao động với những chương trình mua hàng Việt giá ưu đãi

Ấm lòng người lao động với những chương trình mua hàng Việt giá ưu đãi

Công nhân, người lao động là đối tượng luôn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm hàng Việt Nam có chất lượng, giá ưu đãi.
Longform | Doanh nghiệp chung tay

Longform | Doanh nghiệp chung tay 'chắp cánh' hàng Việt

Doanh nghiệp sản xuất nỗ lực sản xuất; doanh nghiệp phân phối đẩy mạnh tiêu thụ hàng… Doanh nghiệp đang chung tay 'chắp cánh' cho hàng Việt.

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận: Đưa hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý

Bình Thuận: Đưa hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý

Phiên chợ hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận năm 2024 đã chính thức khai mạc từ ngày 10 - 12/9/2024.
Cao Bằng: Tăng cường quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Cao Bằng: Tăng cường quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đã triển khai giúp đỡ doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá hàng Việt.
Doanh nghiệp bán lẻ Việt chung tay tiêu thụ hàng Việt

Doanh nghiệp bán lẻ Việt chung tay tiêu thụ hàng Việt

Hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị thuần Việt đã và đang chung tay tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá Việt phục vụ cho người tiêu dùng nội địa.
Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động

Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được các cấp, ngành tỉnh Hải Dương lan tỏa sâu rộng.
Thái Bình: Doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Thái Bình: Doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Điểm sáng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại Thái Bình thời gian qua là các doanh nghiệp đã tích cực sản xuất và tiêu thụ hàng Việt.
Hà Nội: Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ngoại thành

Hà Nội: Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ngoại thành

Cùng với các hoạt động kết nối, việc tổ chức Tuần hàng Việt tại các huyện ngoại thành góp phần tạo hiệu ứng tích cực từ doanh nghiệp và từ phía người tiêu dùng.
Tăng độ phủ của hàng Việt

Tăng độ phủ của hàng Việt

Hàng Việt không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưu tiên sử dụng, mà độ phủ hàng Việt ngày càng sâu rộng cả trên kênh hiện đại lẫn kênh truyền thống.
Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Đan Phượng

Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Đan Phượng

Tối 5/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024.
Hàng Việt ‘chiếm sóng’ tại kênh phân phối dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng Việt ‘chiếm sóng’ tại kênh phân phối dịp nghỉ lễ 2/9

Với mức giá cả phù hợp, mẫu mã phong phú, hàng Việt đang ‘chiếm sóng’ tại các kênh phân phối trong dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua.
Khuyến mại kích cầu cần đi kèm với chất lượng hàng hoá

Khuyến mại kích cầu cần đi kèm với chất lượng hàng hoá

Khuyến mại là hoạt động thu hút đông người tiêu dùng, tuy nhiên, chất lượng hàng hoá tại các phiên khuyến mại từ trước đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.
Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Thông qua hàng loạt tổng kho ngoại quan sát biên giới, doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đưa hàng hóa vào Việt Nam khiến hàng Việt chịu sức ép không nhỏ.
Thị trường Halal: Mảnh đất hứa cho hàng Việt

Thị trường Halal: Mảnh đất hứa cho hàng Việt

Thị trường Halal có quy mô hàng nghìn tỷ USD mỗi năm và ngày một tăng. Đây là cơ hội rất lớn cho hàng Việt mở rộng thị trường sang các nước Hồi giáo.
Tiếp sức cho hàng Việt

Tiếp sức cho hàng Việt

Trong bối cảnh sức mua yếu, việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, 'tiếp sức' cho hàng Việt tại ngay thị trường nội địa.
Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt.
Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Việc kết nối giao thương sẽ đưa sản phẩm nông sản đặc sản của các vùng nói riêng và hàng Việt nói chung vào hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.
Khai mạc ngày hội kết nối, sử dụng sản phẩm của Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc ngày hội kết nối, sử dụng sản phẩm của Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm tăng cường kết nối, sử dụng sản phẩm trong ngành giữa các cơ quan, doanh nghiệp Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh.
Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thúc đẩy thương hiệu

Thúc đẩy thương hiệu 'Hồ tiêu Lộc Ninh' phát triển

Lộc Ninh (Bình Phước) đã trở thành 1 trong 2 địa phương đầu tiên trong cả nước, sau Chư Sê (Gia Lai) được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm hồ tiêu.
Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, việc xây dựng triển khai mô hình Điểm bán hàng Việt Nam được các đơn vị trong tỉnh Bắc Ninh tích cực tham gia.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động