Thép cuộn cán nguội của Việt Nam “đương đầu” với 2 vụ rà soát thuế chống bán phá giá tại Malaysia

Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia đã khởi xướng rà soát thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép cuộn cán nguội/thép không hợp kim của Việt Nam.

Thép cuộn cán nguội Việt Nam bị Malaysia áp thuế 5 năm Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp thép cuộn cán nguội và thép chống ăn mòn của Việt Nam
Thép cuộn cán nguội của Việt Nam “đương đầu” với 2 vụ rà soát thuế chống bán phá giá tại Malaysia
Thép cuộn cán nguội của Việt Nam đang đối mặt với hai vụ kiện chống bán phá giá của Malaysia

Cụ thể, thông tin từ Cục Phòng vệ Thương mại - Bộ Công Thương cho biết ngày 28/12/2022, Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia (MITI) đã khởi xướng hai vụ việc rà soát thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cuộn cán nguội của Việt Nam.

Thứ nhất là vụ việc liên quan tới thép cuộn cán nguội/thép không hợp kim có chiều rộng lớn hơn 1300 mm được nhập khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam.

Vụ việc được MITI khởi xướng điều tra vào ngày 21/3/2019 với 4 nước là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Tới 17/12/2019, cơ quan điều tra ban hành Kết luận cuối cùng với mức thuế chống bán phá giá cụ thể như sau: Trung Quốc từ 4,76% đến 26,38%; Nhật Bản 26,39%, Hàn Quốc từ 0 đến 3,84% và Việt Nam từ 7,7% đến 20,13%. Mức thuế này được áp dụng trong 5 năm, từ 25/12/2019 đến 24/12/2024.

Thứ hai là vụ việc liên quan đến thép cuộn cán nguội hợp kim/không hợp kim có độ dày từ 0,2 đến 2,6 mm và chiều rộng từ 700 mm đến 1300 mm được nhập khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam.

Cụ thể, MITI khởi xướng điều tra vào 27/8/2015 với 4 nước là Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Ngày 17/5/2016, cơ quan điều tra ban hành Kết luận cuối cùng với mức thuế chống bán phá giá cụ thể như sau: Trung Quốc từ 5,61% đến 23,78%; Hàn Quốc từ 3,78% đến 21,64% và Việt Nam từ 3,06% đến 13,68%. Mức thuế này được áp dụng trong 5 năm (từ 24/5/2016 đến 23/5/2021).

Vụ việc đã trải qua hai đợt rà soát hành chính khởi xướng vào năm 2018 và 2020, cùng với đợt rà soát cuối kỳ vào năm 2021. Ngày 21/9/2021, MITI quyết định tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nói trên nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam cho giai đoạn từ 9/10/2021 đến 8/10/2026, cụ thể: Trung Quốc từ 35,89% đến 42,08%; Hàn Quốc từ 0% đến 21,64% và Việt Nam từ 7,42% đến 33,7%.

Quy định pháp luật của WTO cho phép cơ quan điều tra thực hiện rà soát hành chính như một thủ tục thông thường và định kỳ, nhằm đánh giá lại thuế chống bán phá giá đang được áp dụng, đảm bảo phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp liên quan.

Cục Phòng vệ Thương mại - Bộ Công Thương cho rằng đây là cơ hội để các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam thay đổi mức thuế theo hướng có lợi. Do đó, các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam cần hợp tác đầy đủ, toàn diện với MITI để tận dụng tối đa cơ hội này.

Cục Phòng vệ Thương mại cho biết với hai vụ việc này, MITI sẽ gửi bản câu hỏi điều tra tới các bên liên quan, bao gồm các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra của Việt Nam và Chính phủ Việt Nam. Trong trường hợp không nhận được thông tin từ MITI, các bên liên quan có thể liên hệ với MITI bằng văn bản, bằng fax hoặc email để tìm hiểu thông tin, nhận bản câu hỏi điều tra.

Thời hạn để các bên liên quan gửi yêu cầu nhận bản câu hỏi điều tra muộn nhất là 15 ngày kể từ ngày MITI ban hành thông báo khởi xướng cuộc rà soát.

Thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra và bày tỏ quan điểm, lập luận bằng văn bản về cuộc điều tra trong vòng 30 ngày kể từ ngày MITI ban hành thông báo khởi xướng cuộc rà soát, dự kiến đến ngày 27/1/2023.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan liên lạc với MITI để đăng ký tham gia và nhận bản câu hỏi điều tra trong thời hạn quy định.

Các đơn vị cần đọc kỹ hướng dẫn, trả lời đầy đủ và nộp bản câu hỏi rà soát theo đúng thời hạn quy định; Hợp tác toàn diện với MITI trong suốt quá trình vụ việc diễn ra, bao gồm cả việc điều tra tại chỗ để xác minh các nội dung trong bản trả lời câu hỏi; Liên hệ và phối hợp với Cục Phòng vệ Thương mại để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời.

Theo thống kê từ Trademap, kim ngạch xuất khẩu thép cuộn cán nguội của Việt Nam sang Malaysia trong năm 2021 khoảng 39,34 triệu USD, đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu thép cuộn cán nguội sang Malaysia, sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan với kim ngạch lần lượt khoảng gần 261 triệu USD; 227 triệu USD và hơn 57 triệu USD.
Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá thép hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nga thử nghiệm đưa

Nga thử nghiệm đưa 'xích thố' điện vào chiến trường Ukraine

Tập đoàn Kalashnikov (Nga) tiến hành thử nghiệm xe máy điện chiến đấu (BME) tại khu vực biên giới trong bối cảnh xung đột đang diễn ra tại Ukraine.
Lính Ukraine bị dồn ép; Nga điều hàng nghìn quân siết vây Selidovo

Lính Ukraine bị dồn ép; Nga điều hàng nghìn quân siết vây Selidovo

Quân đội Nga chiếm được làng Mikhailovka ở ngoại ô phía đông Selidovo, nhưng thay vì tấn công vào thị trấn, họ đã liên tục sử dụng pháo binh để bắn phá khu vực.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/10/2024: Ukraine ra điều kiện vào NATO hoặc có vũ khí hạt nhân

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/10/2024: Ukraine ra điều kiện vào NATO hoặc có vũ khí hạt nhân

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/10/2024: Ukraine muốn có vũ khí hạt nhân? AFU vỡ trận ở Kursk khi tình hình chiến trường cho thấy AFU đang gặp nguy hiểm.
Nhật Bản thâm hụt 2 tỷ USD do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh

Nhật Bản thâm hụt 2 tỷ USD do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh

Nhật Bản tiếp tục thâm hụt thương mại thêm 2 tỷ USD trong tháng 9 do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, điều này đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế.
Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng mạnh, đối mặt nguy cơ điều tra thương mại

Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng mạnh, đối mặt nguy cơ điều tra thương mại

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tháng 9 đạt mức cao nhất 8 năm qua khi nhu cầu trong nước giảm mạnh, dẫn đến nguy cơ đối mặt với cuộc điều tra thương mại quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/10: Sĩ quan phương Tây bất ngờ thiệt mạng; Ukraine cận chiến với xe bọc thép Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/10: Sĩ quan phương Tây bất ngờ thiệt mạng; Ukraine cận chiến với xe bọc thép Nga

Nhóm sĩ quan phương Tây thiệt mạng do dính tên lửa Nga; Ukraine hứng tiếp thương vong tại Donetsk là thông tin chiến sự Nga-Ukraine đáng chú ý ngày 18/10.
Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Biện pháp cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép đã được Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đưa ra, có hiệu lực từ 01/10/2024.
Xuất khẩu dầu thô của Nga tăng mạnh, chạm mốc 1,6 tỷ USD/tuần

Xuất khẩu dầu thô của Nga tăng mạnh, chạm mốc 1,6 tỷ USD/tuần

Xuất khẩu dầu thô của Nga đạt mức cao nhất từ tháng 7, thu nhập tăng lên 1,6 tỷ USD/tuần nhờ giá dầu tăng do lo ngại căng thẳng ở Trung Đông.
Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm lớn đến Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm lớn đến Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm lớn đến Việt Nam - một quốc gia liên tục duy trì tăng trưởng ổn định và bền vững.
Việt Nam vẫn đứng trước triển vọng kinh tế tích cực

Việt Nam vẫn đứng trước triển vọng kinh tế tích cực

Chuyên gia kinh tế WB tại Việt Nam Dorsati Madani nhận định tại Hội thảo khoa học quốc tế về các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản lý và kinh doanh.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/10/2024: Ukraine muốn được mời vào NATO;

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/10/2024: Ukraine muốn được mời vào NATO; ''nồi hầm'' Kursk sôi sục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/10/2024: Ukraine muốn được mời vào NATO; “nồi hầm” Kursk sôi sục khi các mũi tấn công của Nga đã bao vây AFU tại đây.
Danh tính thị trưởng tại Lebanon thiệt mạng sau vụ tấn công từ Israel

Danh tính thị trưởng tại Lebanon thiệt mạng sau vụ tấn công từ Israel

Chiến sự tại Trung Đông leo thang Israel tiến hành không kích vào thành phố Nabatieh tại miền Nam Lebanon, khiến một thị trưởng thiệt mạng.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/10: Lữ đoàn Ukraine rút lui khỏi Kursk; Ukraine tung chiêu sốc để tuyển quân

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/10: Lữ đoàn Ukraine rút lui khỏi Kursk; Ukraine tung chiêu sốc để tuyển quân

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/10: Lữ đoàn Ukraine rút lui khỏi Kursk; Ukraine tung chiêu sốc để tuyển quân... là những thông tin mới trong sáng 17/10.
Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA áp dụng đối với hơn 11 nghìn dòng hàng.
Toàn cảnh chiến sự ngày 16/10: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng; Hezbollah phóng tên lửa tấn công Israel

Toàn cảnh chiến sự ngày 16/10: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng; Hezbollah phóng tên lửa tấn công Israel

Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng; Hezbollah phóng tên lửa tấn công Israel... là những thông tin chiến sự Nga - Ukraine chiều ngày 16/10.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/10/2024: Ukraine sơ tán dân khỏi 32 khu định cư; Chasov Yar sụp đổ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/10/2024: Ukraine sơ tán dân khỏi 32 khu định cư; Chasov Yar sụp đổ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/10/2024: Ukraine sơ tán dân khỏi 32 khu định cư; Chasov Yar sụp đổ? Khi các mũi tấn công của Nga đang áp sát thành phố
Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Thâm nhập thị trường Senegal, không chỉ giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu 18,6 triệu người tiêu dùng Senegal mà còn có cơ hội cung cấp cho các nước khác trong khối.
Kazakhstan sẽ là cầu nối để hàng hoá Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Trung Á

Kazakhstan sẽ là cầu nối để hàng hoá Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Trung Á

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh nhấn mạnh, Kazakhstan sẽ là cầu nối để hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Trung Á.
Ukraine có hi vọng với tên lửa Đức; Nga phục hồi chiến lợi phẩm là thiết bị do Mỹ sản xuất

Ukraine có hi vọng với tên lửa Đức; Nga phục hồi chiến lợi phẩm là thiết bị do Mỹ sản xuất

Ứng cử viên cho chức Thủ tướng Đức, Friedrich Merz cho biết, ông sẽ sẵn sàng cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa Taurus theo những điều kiện nhất định.
Thương mại phi dầu mỏ Iran thâm hụt nặng, nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài

Thương mại phi dầu mỏ Iran thâm hụt nặng, nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài

Nửa đầu năm 2024, Iran thâm hụt 7 tỷ USD thương mại phi dầu mỏ và xuất khẩu dầu giảm cùng sự phụ thuộc vào Trung Quốc khiến kinh tế nước này thêm phần bấp bênh.
Toàn cảnh chiến sự ngày 15/10: Nga vây 1.500 lính Ukraine ở Kursk; Rộ tin Tổng Tham mưu trưởng Israel thiệt mạng

Toàn cảnh chiến sự ngày 15/10: Nga vây 1.500 lính Ukraine ở Kursk; Rộ tin Tổng Tham mưu trưởng Israel thiệt mạng

Nga siết vây 1.500 lính Ukraine ở Kursk; Rộ tin Tổng Tham mưu trưởng Israel thiệt mạng... là những thông tin chiến sự Nga - Ukraine trưa ngày 15/10.
Sức mạnh mới của Su-27: Ukraine tích hợp bom chính xác đối đầu với Nga

Sức mạnh mới của Su-27: Ukraine tích hợp bom chính xác đối đầu với Nga

Ukraine lần đầu tiên giới thiệu máy bay chiến đấu Su-27 được trang bị bom chính xác GBU-39, đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc xung đột với Nga.
Máy bay Tu-134 của Nga bốc cháy, Ukraine tuyên bố tấn công sâu trong lãnh thổ Nga

Máy bay Tu-134 của Nga bốc cháy, Ukraine tuyên bố tấn công sâu trong lãnh thổ Nga

Kiev tuyên bố, lực lượng Ukraine đã phá hủy máy bay vận tải quân sự Tu-134 tại một sân bay sâu bên trong lãnh thổ Nga vào cuối tuần qua.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/10: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; NATO mở đường để đối thoại với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/10: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; NATO mở đường để đối thoại với Nga

Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; NATO mở đường để đối thoại với Nga... là những thông tin tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng 15/10.
EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Các quy định rào cản kỹ thuật tại thị trường EU đang đặt ra không ít thách thức cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động