Thiếu chế tài quản lý khiến việc xử lý thuốc lá điện tử còn khó khăn

Thuốc lá điện tử được bán công khai nhưng lại thiếu chế tài quản lý nên không có cơ sở để coi đây là mặt hàng cấm hoặc bị hạn chế.
Kiểm tra, phát hiện kho thuốc lá điện tử vi phạm lớn nhất từ trước đến nay Bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước thuốc lá thế hệ mới

Kinh doanh, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (gọi tắt là thuốc lá thế hệ mới) nhập lậu đã và đang diễn ra ngày càng phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tuy vậy lực lượng quản lý thị trường lại không thể xử phạt mạnh tay các hành vi vi phạm do chưa được áp dụng Luật Phòng, Chống tác hại thuốc lá hiện hành. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường TP. Hồ Chí Minh xung quanh vấn đề này.

Chưa có chế tài khiến việc xử lý thuốc lá điện tử còn khó khăn
Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh

Thưa ông, các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại Việt Nam nhưng hiện vẫn được bán phổ biến, gây ra nhiều hệ lụy. Tại TP. Hồ Chí Minh, việc kiểm tra, xử lý mặt hàng này như thế nào?

Vài năm gần đây, thị trường Việt Nam bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lá lá, đang xuất hiện thêm một số sản phẩm thuốc lá mới, trong đó phổ biến là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng…

Theo chúng tôi đánh giá, mặt hàng thuốc lá điện tử này được học sinh, sinh viên ưa chuộng do có kiểu dáng bắt mắt, thời trang và có nhiều mùi hương khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ thông tin về các loại thuốc lá điện tử cũng diễn ra công khai trên các tài khoản cá nhân; các hội, nhóm có rất nhiều thành viên tham gia trên các mạng xã hội, internet và một số website thương mại điện tử.

Tuy nhiên, Bộ Y tế khuyến cáo các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này rất có hại cho sức khỏe của cả người hút và những người xung quanh; là nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc nicotin gây các bệnh về tim mạch, hô hấp và tiêu hóa. Thậm chí, sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây tổn thương phổi cấp tính và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Nhận thấy tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới này, Cục Quản lý thị trường Thành phố đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý địa bàn nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, mua, bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng vì các sản phẩm này hiện nay chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại Việt Nam.

Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2022 đến tháng 10 năm 2023, Cục Quản lý thị trường Thành phố đã kiểm tra, xử lý 90 vụ vi phạm, đã xử phạt với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng, buộc tiêu hủy 15.271 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử, phụ kiện thuốc lá điện tử, tinh dầu với tổng trị giá hơn 2,8 tỷ đồng.

Chưa có chế tài khiến việc xử lý thuốc lá điện tử còn khó khăn
Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh kiểm tra một điểm kinh doanh thuốc lá điện tử

Như ông thông tin thì các hoạt động kinh doanh và mua bán sản phẩm này vẫn diễn ra công khai. Vậy chế tài xử lý mặt hàng này hiện nay như thế nào, có khó khăn gì không?

Qua thực tiễn công tác kiểm tra, xử lý đối với mặt hàng thuốc lá điện tử của Cục Quản lý thị trường Thành phố cho thấy, mặt hàng thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng trên thị trường hiện nay được đưa về Việt Nam qua đường nhập khẩu phi thương mại, không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hoá.

Tuy nhiên, các sản phẩm thuốc lá mới chưa được quy định cụ thể trong Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và các quy định pháp luật, dẫn tới khó khăn trong việc xác định loại mặt hàng để xử lý. Cụ thể, Luật hiện chỉ có khái niệm về thuốc lá và chế tài xử lý các hành vi vi phạm liên quan thuốc lá còn với thuốc lá điện tử lại chưa có chế tài cụ thể liên quan, nên không có cơ sở để coi đây là mặt hàng cấm hoặc bị hạn chế.

Việc quy định pháp luật về sản phẩm thuốc lá điện tử chưa có khiến các cơ quan chức năng phải vận dụng quy định khác để xử phạt nên không mang tính răn đe, cũng như chưa thể áp dụng Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá hiện hành với loại sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu đặt ra.

Xin ông cho biết rõ hơn những biện pháp mà Cục Quản lý Thị trường TP. Hồ Chí Minh đang áp dụng để xử lý vi phạm về thuốc lá điện tử?

Cục Quản lý thị trường Thành phố áp dụng quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/1/2022 của Chính phủ quy định để xử phạt về “Hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu”; “Hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ”.

Trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, xác định địa bàn, đối tượng trọng điểm; tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh trái phép mặt hàng thuốc lá điện tử.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường Thành phố cũng tăng cường công tác tuyên truyền; vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn thực hiện nghiêm việc cam kết không kinh doanh, buôn bán, tàng trữ thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng nhập lậu; cảnh báo cho người tiêu dùng các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe từ thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xin cảm ơn ông!

Thùy Dương (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thuốc lá điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Nam: Nộp ngân sách hơn 353 tỷ đồng từ xử lý hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu

Quảng Nam: Nộp ngân sách hơn 353 tỷ đồng từ xử lý hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu

Những tháng cuối năm 2024, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Nam tập trung điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm kinh doanh thương mại điện tử.
TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường xử lý gần 3.600 vụ vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường xử lý gần 3.600 vụ vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã xử lý gần 3.600 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, thu về ngân sách 80,4 tỷ đồng.
Hà Nội chuẩn bị điều tra, rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Hà Nội chuẩn bị điều tra, rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Hà Nội điều tra, rà soát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố từ ngày 28/10 đến 15/11.
Hà Nội: Xử phạt hành chính 9 cơ sở y dược vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt hành chính 9 cơ sở y dược vi phạm quy định

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội - thành viên Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân gần 223 triệu đồng, tước chứng chỉ hành nghề của 2 bác sĩ.
Thanh Hóa: Phát hiện, tiêu hủy hơn 5 tạ măng khô không rõ nguồn gốc

Thanh Hóa: Phát hiện, tiêu hủy hơn 5 tạ măng khô không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa xử phạt một cơ sở kinh doanh 17 triệu đồng, buộc tiêu hủy hơn 5 tạ măng khô dạng sợi không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra các ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý

Cần Thơ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra các ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp bị xử phạt gần 800 triệu đồng

Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp bị xử phạt gần 800 triệu đồng

Công ty TNHH Vàng bạc Tuấn Hương bị xử phạt gần 800 triệu đồng về hành vi bán hàng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cửa hàng vàng TÚAN DIAMOND

Cửa hàng vàng TÚAN DIAMOND 'đóng cửa' sau phản ánh bán hàng giả mạo thương hiệu của Báo Công Thương

Thông tin từ Đội Quản lý thị trường số 4 cho biết, quá trình thẩm tra, xác minh, ghi nhận cửa hàng vàng, kim cương TÚAN DIAMOND đã “đóng cửa”.
Hà Nội: Khẩn cấp thu hồi 2 sản phẩm mỹ phẩm của nhãn hàng GAMMA

Hà Nội: Khẩn cấp thu hồi 2 sản phẩm mỹ phẩm của nhãn hàng GAMMA

Ngày 17/10/2024, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành 2 văn bản thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 2 sản phẩm mỹ phẩm nhãn hiệu GAMMA.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý vi phạm để kinh doanh lành mạnh, văn minh

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý vi phạm để kinh doanh lành mạnh, văn minh

Từ đầu năm đến nay, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra tra 871 vụ, xử lý 476 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước gần 4,7 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Kiểm tra 17 hộ kinh doanh spa trên địa bàn

Tuyên Quang: Kiểm tra 17 hộ kinh doanh spa trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang sẽ kiểm tra 17 cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp spa trên địa bàn tỉnh.
Liên ngành 389 xử lý hơn 1.400 vụ vi phạm về buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái

Liên ngành 389 xử lý hơn 1.400 vụ vi phạm về buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái

Lực lượng liên ngành 389 Hà Nội đã xử lý hơn 1.400 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, thu về ngân sách hơn 119 tỷ đồng, góp phần ổn định thị trường.
Sóc Trăng: Triển khai kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp

Sóc Trăng: Triển khai kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp

Qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp bán hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Quản lý thị trường Hòa Bình: Nỗ lực đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh

Quản lý thị trường Hòa Bình: Nỗ lực đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực, quyết liệt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.
Điện Biên: Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh

Điện Biên: Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh

Cục Quản lý thị trường Điện Biên thông tin về việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.
Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế: Xuất sắc hoàn thành sớm kế hoạch đề ra

Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế: Xuất sắc hoàn thành sớm kế hoạch đề ra

Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế triển khai đồng bộ các giải pháp, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát; hoàn thành sớm kế hoạch đề ra.
Lai Châu: Xử phạt chủ hộ kinh doanh hàng online bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Xử phạt chủ hộ kinh doanh hàng online bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chủ hộ kinh doanh có tài khoản facebook ‘‘Lý Yến Đặc Sản Tây Bắc" vừa bị quản lý thị trường Lai Châu xử phạt vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Hà Nội: Bắt giữ đối tượng ngụy trang shipper vận chuyển khí cười

Hà Nội: Bắt giữ đối tượng ngụy trang shipper vận chuyển khí cười

Lực lượng CSGT Hà Nội bắt giữ một đối tượng vận chuyển khí cười tại quận Cầu Giấy, bàn giao cho Công an phường Mai Dịch điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Quảng Bình: Phát hiện 21 động cơ diesel nhập lậu vận chuyển qua địa bàn

Quảng Bình: Phát hiện 21 động cơ diesel nhập lậu vận chuyển qua địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã lập biên bản vi phạm hành chính một trường hợp khi vận chuyển 21 động cơ diesel nhập lậu qua địa bàn.
Lạng Sơn: Tạm giữ 200 đồng hồ đo áp suất đường khí nén có dấu hiệu vi phạm

Lạng Sơn: Tạm giữ 200 đồng hồ đo áp suất đường khí nén có dấu hiệu vi phạm

Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn thông tin, lực lượng chức năng vừa tạm giữ 200 đồng hồ đo áp suất đường khí nén không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm về tiêu chuẩn hàng hoá và sở hữu trí tuệ

Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm về tiêu chuẩn hàng hoá và sở hữu trí tuệ

Trong tháng 9/2024, Hà Nội xử phạt 2 đơn vị vi phạm về tiêu chuẩn, chất lượng và sở hữu trí tuệ, tổng số tiền 32 triệu đồng, nhằm đảm bảo minh bạch kinh doanh.
Hà Nội mạnh tay xử lý 291 vụ gian lận thương mại, phạt hơn 3 tỷ đồng trong tháng 9

Hà Nội mạnh tay xử lý 291 vụ gian lận thương mại, phạt hơn 3 tỷ đồng trong tháng 9

Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 291 vụ vi phạm trong tháng 9/2024, phạt hơn 3 tỷ đồng nhằm ổn định thị trường và ngăn chặn gian lận thương mại.
Lào Cai: Xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas

Lào Cai: Xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas

Ngày 14/10, Cục Quản lý thị trường Lào Cai thông tin về việc xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas được bảo hộ.
Đà Nẵng: Xử phạt 72,5 triệu đồng đối với 4 cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Đà Nẵng: Xử phạt 72,5 triệu đồng đối với 4 cửa hàng kinh doanh xăng dầu

9 tháng năm 2024, Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã kiểm tra 19 cơ sở kinh doanh xăng dầu, xử phạt 4 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 72,5 triệu đồng.
Bắc Giang: Tiêu hủy gần 116 nghìn sản phẩm giả nhãn hiệu lớn

Bắc Giang: Tiêu hủy gần 116 nghìn sản phẩm giả nhãn hiệu lớn

Sáng 13/10, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang cho biết vừa phối hợp với các lực lượng chức năng tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm tịch thu trong năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động