Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử

Mặc dù cơ hội là rất lớn, song để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lên tầm cao mới

Sản phẩm cần tạo ra sự khác biệt

Đánh giá về những cơ hội và thách thức đối với nông sản đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử, chia sẻ tại Toạ đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 23/11, ông Nguyễn Bình Minh - đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, hiện nay, nông sản là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Cụ thể, 8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 36 tỷ USD nông sản trong đó có sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số. Theo ông Nguyễn Bình Minh, đây là một trong những sản phẩm mà càng ngày Việt Nam càng có thế mạnh và nổi tiếng trên thế giới.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử
Toạ đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử”

Bên cạnh đó, ở Việt Nam, trong đại dịch vừa qua cũng đã tạo ra một động lực thúc đẩy rất nhiều các địa phương, bà con nông dân và đặc biệt là đồng bào vùng dân tộc thiểu số tích cực tham gia thương mại điện tử.

“Hiện nay tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đang ở mức độ cao nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, tăng trưởng khoảng 18%, năm 2021 chúng ta tăng khoảng 15-16% và đây là mức tăng trưởng đáng kinh ngạc của khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, có thể nói thương mại điện tử Việt Nam đang bùng nổ rất mạnh. Theo đó, cơ hội của phát triển nông sản trên các sàn thương mại điện tử là rất lớn” – ông Minh phân tích.

Bên cạnh đó, theo ông Minh, việc hầu hết các sàn của Việt Nam đều nằm trong Top 10 sàn lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt, trong 10 sàn lớn nhất Đông Nam Á thì có 7 sàn đang có mặt tại Việt Nam. Điều đó là một cơ hội rất thuận lợi cho bà con nông dân cũng như những sản phẩm của các vùng miền đặc trưng.

Ngoài ra, một lợi thế đáng kể nữa, đó là việc gần đây các cơ quan Nhà nước, cũng như các hiệp hội ngành nghề, cũng như các địa phương đã hỗ trợ bà con rất nhiều trong việc tham gia các sàn quốc tế, ví dụ như Alibaba hay Amazon, hoặc là các sàn của Việt Nam mà có tham vọng mở rộng ra quốc tế, ví dụ như Voso của Viettel, Vietnam Post.

Thực tế, đại dịch đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Theo ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, trong bối cảnh hai năm vừa rồi, dịch kéo dài đã tạo nên áp lực tiêu thụ sản phẩm rất lớn cho bà con, đặc biệt là các sản phẩm của bà con dân tộc miền núi.

Không "khuất phục" trước khó khăn, từ những áp lực đó, chúng tôi đã thực sự tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, các cơ quan trực thuộc Bộ giúp Bắc Giang tiếp cận mở rộng thị trường, thông qua tất cả các kênh phân phối, đặc biệt là qua kênh thương mại điện tử.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử
Đại dịch đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử

Trên cơ sở đó, Bắc Giang đã đẩy mạnh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của Bắc Giang thông qua chuyển đổi số. "Chúng tôi đã tổ chức thường xuyên, liên tục, trong tuần có thể làm việc với các bạn hàng của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc với tần suất dày đặc, chúng tôi cố gắng tận dụng, không bỏ sót một cơ hội nào để miễn làm sao sản phẩm Bắc Giang đến được tay của người tiêu dùng trong và ngoài nước" - ông Toản cho hay.

Thương mại điện tử đã mở ra cơ hội "vàng" cho các doanh nghiệp tăng tốc trong cuộc đua tăng trưởng, song điều quan trọng để thực sự "sống khoẻ" được, theo các chuyên gia, yếu tố cốt lõi vẫn là tạo ra các sản phẩm có sự khác biệt thì mới có thể cạnh tranh.

Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Bình Minh, có hai yếu tố tạo nên cạnh tranh qua thương mại điện tử: Thứ nhất, chúng ta phải bán thật rẻ nếu tất cả sản phẩm mọi người đều giống nhau; Thứ hai, chúng ta phải có sự khác biệt, thì đây chính là sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc thù vùng miền là cơ hội để khác biệt, để giúp cho sản phẩm của Việt Nam chúng ta có thể đi được khắp mọi nơi.

"Một ưu điểm mà chúng ta thấy là chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là chất lượng của nông sản. Ví dụ như nói đến vải thiều của Bắc Giang, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng là vải thiều rất chất lượng và được cả quốc tế công nhận. Chính vì vậy, việc chú trọng vào chất lượng của sản phẩm, đặc biệt việc đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất có ứng dụng các Global GAP hay VietGAP trong tương lai rất quan trọng" - ông Minh cho biết thêm.

Thời gian tới, Hiệp hội sẽ có các chương trình tham gia các hoạt động đào tạo tại Bắc Giang và cũng có định hướng là trong tương lai bà con cần phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ, ví dụ như FDA, hay là các tiêu chuẩn của châu Âu để nông sản trong nước có thể dễ dàng xâm nhập vào các thị trường quốc tế.

Rút ngắn giãn cách số giữa thành phố và địa phương

Không thể phủ nhận, thương mại điện tử đã trở thành cầu nối giúp bà con có thể phát triển nhanh trong giai đoạn đại dịch. Cơ hội cho nông sản Việt Nam nói chung và nông sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng là rất lớn, song bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp và hợp tác xã.

Theo ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân, tại Lục Ngạn, Bắc Giang, một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp, hợp tác xã về nông nghiệp ở vùng cao hiện nay là trước khi tiếp cận được với sàn điện tử thì việc tiếp cận với công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Tức là các hộ trong hợp tác xã chỉ sản xuất đơn thuần, và khi tiếp cận với kênh thương mại điện tử thì quy trình quản lý rất khó.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử
Ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

Bên cạnh đó, khi đã có các gian hàng trên sàn thương mạ điện tử, dù phát sinh đơn hàng, song lại gặp khó khăn cho quy trình vận chuyển sản phẩm. Cụ thể như hoa quả tươi, đặc biệt vải thiều. Bởi vì vải thiều cần quy trình đóng gói kỹ thuật và quy trình vận chuyển thì phải có xe chuyên dụng, xe lạnh. Theo đó, với khách hàng đặt nhỏ lẻ rất khó khăn trong việc vận chuyển tới khách hàng.

Ngoài ra, để mở rộng thị trường tiêu thụ trên các kênh thương mại điện tử, các mặt hàng đều phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc và đặc biệt là khi đã cung cấp lên hệ thống siêu thị và sàn thương mại điện tử ngoài chất lượng sản phẩm, bao bì đẹp ra thì còn phải có mẫu mã đẹp; giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, như phải được cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP.

Bàn luận thêm, theo ông Nguyễn Bình Minh, mặc dù quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam chúng ta diễn ra với tốc độ khá cao, tuy nhiên với khoảng cách số hay chúng ta gọi là giãn cách số giữa các thành phố lớn và các địa phương thì còn rất lớn.

Ví dụ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thường có khoảng cách khá xa so với các điểm số trung bình của cả nước, thường gấp 4 lần. Điều đó dẫn đến là hầu hết các hoạt động thương mại điện tử chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, và đây là một trong những trở ngại, thách thức nếu như muốn đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi số, cũng như phát triển thương mại điện tử ở các vùng sâu vùng xa.

Vì vậy, cần phải có sự vào cuộc của rất nhiều bên để hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử, trong đó có việc các đơn vị, các sàn thương mại điện tử đã về hỗ trợ bà con, huấn luyện cách mở gian hàng, cách livestream sản phẩm, cách viết nội dung về sản phẩm.

Về lâu dài thì hoạt động đào tạo và phát triển thương mại điện tử của chúng ta thì cần phải có lộ trình, điều này cũng mong mỏi Sở Công Thương hay các đơn vị quản lý tại địa phương sẽ có một lộ trình phù hợp để trợ giúp bà con trong một thời gian dài liên tục học tập để nâng cao trình độ.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử
Ông Phạm Công Toản - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang

Đồng quan điểm, theo ông Phạm Công Toản: Cơ hội thì rất lớn, tuy nhiên khó khăn thì còn rất nhiều, vấn đề là cần phải vừa làm, vừa điều chỉnh. Cụ thể như chính sách, việc tham mưu chính sách cũng chưa kịp được với sự phát triển công nghệ thông tin về chuyển đổi số.

"Việc hỗ trợ của Nhà nước chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ trong sự phát triển, còn rất nhiều khó khăn như quản trị khách hàng, vấn đề để sản phẩm đến tay được người tiêu dùng làm sao đảm bảo chất lượng, đảm bảo nguồn hàng ổn định. Một vấn đề nữa là khi tiếp cận thị trường quốc tế như châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... thì điều quan trọng là làm sao để đảm bảo yêu cầu về chất lượng cực kỳ khắt khe của các nước" - ông Toản nêu.

Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, để có thể phát triển hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua các kênh thương mại điện tử và tận dụng những lợi thế của thương mại điện tử thì cần các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các kênh thương mại điện tử phải có những chính sách hành động mạnh mẽ hơn nữa, để thực sự mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nói chung cũng như các sản phẩm hàng hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng, không chỉ trên các sàn thương mại điện tử trong nước mà còn xuyên biên giới.

Bên cạnh đó các địa phương cũng như các doanh nghiệp cũng cần có những giải pháp đồng bộ hơn về mặt tổ chức công nghệ và nguồn nhân lực cùng chung tay xây dựng những vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung làm cơ sở cho phát triển sản phẩm hàng hóa tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường cũng như là quy định của các sàn thương mại điện tử.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Shopee đã điều chỉnh và làm mới hơn 10 chính sách chỉ trong vòng hơn nửa năm để cải tổ quy trình hoạt động thương mại điện tử theo hướng chuyên nghiệp
Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử giữa Tây Nguyên và các vùng khác trong cả nước, tạo đà cho sự phát triển chung của nội vùng, liên vùng.
Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Sự kiện ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck được đánh giá là "cánh cửa" mới cho sự phát triển của nền thương mại điện tử Việt Nam.
Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Dự kiến, ngày 4/9, tại thành phố Pleiku sẽ diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia chia sẻ thành công trong kinh doanh nhờ livestream

Chuyên gia chia sẻ thành công trong kinh doanh nhờ livestream

Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận nhiều người mua, đem lại doanh thu cao dù mức đầu tư thấp.
Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Các dòng sản phẩm như dụng cụ học tập, phụ kiện công nghệ và quà tặng mùa tựu trường là cơ hội hấp dẫn cho các nhà bán hàng thương mại điện tử kinh doanh.

'Nghề Chủ Chốt': Cùng Hằng Du Mục đưa nông sản 'bùng nổ' trên TikTok Shop

Tập 4 của “Nghề Chủ Chốt”, khán giả chứng kiến hành trình Hằng Du Mục vượt thử thách, đưa nông sản Việt lên TikTok Shop, tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng.
Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình

Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình 'từ không đến có'

Sự tăng trưởng của TikTok Shop cũng song hành với sự phát triển của không ít thương hiệu và nhà bán hàng, cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các tiểu thương...
Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị…
TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

Trong 5 nền tảng mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam, TikTok là ứng dụng duy nhất có sự tăng trưởng trong quý vừa qua.
Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn.
Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai dịch vụ chữ ký số từ xa cho doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công.
Đại diện TikTok Việt Nam: Cá nhân, tổ chức bán hàng trên nền tảng có nghĩa vụ tự kê khai thuế

Đại diện TikTok Việt Nam: Cá nhân, tổ chức bán hàng trên nền tảng có nghĩa vụ tự kê khai thuế

Theo đại diện TikTok, khai báo và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế khi tham gia nền tảng là yêu cầu bắt buộc và đang được nền tảng siết chặt.
Thương mại điện tử hoàn thiện chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Thương mại điện tử hoàn thiện chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Tốc độ phát triển của kinh tế số phụ thuộc rất nhiều vào “kiềng ba chân”: chính sách vĩ mô từ Nhà nước, sàn thương mại điện tử và chủ động của doanh nghiệp.
Viettel Post kinh doanh ra sao trước khi chủ tịch Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm?

Viettel Post kinh doanh ra sao trước khi chủ tịch Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm?

Ông Nguyễn Thanh Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029, đã nộp đơn xin từ nhiệm tại Viettel Post.
Xanh hóa

Xanh hóa 'ô nhiễm trắng' trong giao dịch thương mại điện tử

Sự phát triển mua hàng trực tuyến mang theo hệ lụy rác thải trong giao - nhận, làm gia tăng ô nhiễm trắng, J&T Express có những biện pháp, để bảo vệ môi trường.
Thương mại điên tử xuyên biên giới tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp MSME

Thương mại điên tử xuyên biên giới tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp MSME

Xuất khẩu trực tuyến qua thương mại điện tử giúp tối giản thủ tục xuất nhập khẩu và quy trình vận hành gian hàng quốc tế
"Chung" tiền đập đá tìm ngọc: Cơ quan quản lý yêu cầu TikTok xử lý dấu hiệu hình sự, trốn thuế

"Chung" tiền đập đá tìm ngọc: Cơ quan quản lý yêu cầu TikTok xử lý dấu hiệu hình sự, trốn thuế

Chủ sở hữu các sàn giao dịch thương mại điện tử phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn, loại bỏ khỏi website, hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Các nền tảng thương mại điện tử đang là nơi tiêu thụ hàng Việt hiệu quả, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương…
Bộ Công Thương đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Công Thương đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.. của 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Bến Tre đã được tiếp cận kỹ năng kinh doanh trực tuyến để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Hành trình chinh phục thị trường

Hành trình chinh phục thị trường 'màn hình led' của LED D&Q

Với khả năng hiển thị hình ảnh sống động, sắc nét và bắt mắt, màn hình LED đang trở thành công cụ không thể thiếu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

Thái Nguyên được đánh giá rất thuận tiện để trở thành trung tâm kết nối, phát triển được sự liên kết vùng về thương mại điện tử.

'Nghề Chủ Chốt': Tiết lộ bí mật hậu trường của những phiên livestream ''thay đổi cuộc chơi''

Livestream không còn là nghề tay ngang, mà là một nghề thực thụ, cần sự đầu tư nghiêm túc, chỉn chu để mang đến những giá trị bền vững cho công chúng.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu thế trong xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động