Thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu: Cần sớm có chính sách ưu đãi đầu tư

Thay vì thu hút đầu tư bằng hình thức ưu đãi thuế, Việt Nam sẽ phải sớm có chính sách ưu đãi phù hợp khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu.
Đề xuất áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024 Áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024: Tạo lòng tin với nhà đầu tư Khoảng 122 tập đoàn FDI sẽ thuộc diện điều chỉnh thuế tối thiểu toàn cầu

Thực hiện từ năm 2024

Sáng 10/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường. Sau nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (gọi tắt thuế tối thiểu toàn cầu).

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, ngày 8/10/2021, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra tuyên bố Khung giải pháp Hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật số.

Thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu: Cần sớm có chính sách ưu đãi đầu tư
Phiên họp toàn thể sáng 10/11 tại hội trường (Ảnh:Quochoi.vn)

Theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, các quy định về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD, hay còn được gọi là quy định về chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, sẽ bắt đầu được áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.

Thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trước bối cảnh nêu trên, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Theo hướng dẫn của OECD về quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và các nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp.

Cơ hội mới cho Việt Nam trong thu hút đầu tư

Thảo luận tại tổ sáng nay, 10/11, đại biểu Nguyễn Hải Nam – Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế đã đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo cũng như của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã tích cực tham gia thẩm tra, đồng hành cùng Chính phủ trong xây dựng dự thảo Nghị quyết.

Theo sáng kiến của của OECD, các nước G20 và Diễn đàn hợp tác chung IF với 142 nước thành viên trong đó có Việt Nam tham gia và thống nhất thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu là 15% trở lên.

Thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu: Cần sớm có chính sách ưu đãi đầu tư
Đại biểu Nguyễn Hải Nam – Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội , đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế (ảnh: Phạm Thắng)

Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo một mặt bằng chung về thuế tại tất cả các quốc gia, từ đó tránh việc cạnh tranh về thuế giữa các nước hiện nay và giảm thiểu tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận, giữ vững nguồn thu thuế. Đây cũng là chính sách mới và là cơ hội mới cho các nước tham gia nhất là nước cần thu hút đầu tư nước ngoài như Việt Nam”- ông Nguyễn Hải Nam cho biết.

Hiện một số nước như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật… đã tích cực chuẩn bị từ rất sớm để áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hải Nam, Việt Nam cũng đã tích cực nghiên cứu và có chính sách để phù hợp thì các địa phương nhất là các tỉnh có các công ty đa quốc gia, tập đoàn kinh tế lớn như Bắc Ninh, Bình Dương... cũng cần phải nghiên cứu chính sách này để kịp thời ứng phó những tác động của chính sách khi có hiệu lực.

Một lưu ý cũng được đại biểu Nguyễn Hải Nam đưa ra, hệ thống kế toán trong áp dụng thuế của Việt Nam cần sớm nghiên cứu để đáp ứng khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu, đơn cử như chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). “Chúng ta phải nghiên cứu và có quy định để đồng bộ với hệ thống tài chính quốc tế” - đại biểu Nguyễn Hải Nam nói.

Bên cạnh đó, năm tài chính kế toán của Việt Nam và Quốc tế cũng có sự khác nhau, theo đại biểu chia sẻ, một số nước kết thúc năm tài chính vào tháng 12 trong khi một số nước lại là tháng 6. Hay quy định về tờ khai thuế, thời hạn kê khai… cũng có sự khác biệt với nhiều nước. Do vậy, đại biểu lưu ý Việt Nam cũng cần có quy định để đồng bộ.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Hải Nam cho rằng, cần sớm có chính sách bổ trợ khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư.

Đại biểu dẫn chứng một số nước trong khu vực như Ấn độ, Thái Lan có chính sách bổ trợ thông qua ưu đãi hạ tầng, đào tạo nhân sự, hoặc bổ sung vào phí nghiên cứu R&D. Do đó, đại biểu cho rằng, Việt Nam cần nghiên cứu để có chính sách vừa đảm bảo được chính sách thuế tối thiểu toàn cầu của OECD vừa đảm bảo thu hút đầu tư nước ngoài FDI - động lực kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Đại biểu cũng băn khoăn, hiện chúng ta có các tập đoàn, công ty đa quốc gia đầu tư vào nhưng Việt Nam cũng đã có những tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Vậy chúng ta có đánh thuế bổ sung hay không? Những thuế về nội địa đạt chuẩn thì Nghị quyết cũng phải tính toán để đảm bảo hệ thống chính sách với các Luật Thuế thu nhập bổ sung, đảm bảo quyền lợi của dân tộc và tuân thủ chính sách chung của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Chung quan điểm với đại biểu Nguyễn Hải Nam, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn - đoàn Lai Châu cho biết: Hiện chúng ta đang có một số ưu đãi để thu hút đầu tư thấp hơn so với quy định chuẩn 15% của thuế tối thiểu toàn cầu. Khi thực hiện đánh thuế tối thiểu toàn cầu, môi trường thu hút đầu tư của Việt Nam sẽ thay đổi, trước đây chúng ta đã áp dụng nhiều hình thức để thu hút đầu tư trong đó có chính sách thuế. Nếu áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu thì cơ bản ưu đãi thuế trong thu hút đầu tư không còn nữa.

Thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu: Cần sớm có chính sách ưu đãi đầu tư
Toàn cảnh họp thảo luận tại Tổ 4 sáng 10/11 (Ảnh: Phạm Thắng)

Do đó, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị cần có chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định OEDC cũng như điều kiện của Việt Nam để tiếp tục duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn, cũng như có chính sách để giữ chân các nhà đầu tư mà Chính phủ đã có những cam kết về ưu đãi khi họ đầu tư vào Việt Nam.

Đại biểu cho rằng, chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư khi xây dựng phải tính thêm không chỉ thu hút doanh nghiệp nước ngoài, bản thân các doanh nghiệp trong nước khi đầu tư ra nước ngoài có đủ năng lực, trình độ khoa học công nghệ cũng được hưởng chính sách này.

Ban hành quy định về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là rất cần thiết

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội, việc ban hành quy định về áp dụng thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu là rất cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn nếu chúng ta thực hiện thu thì ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư, vì họ mất đi ưu đãi trước đây đang được hưởng. Như vậy, nhà đầu tư sẽ băn khoăn có nên tiếp tục đầu tư không, tính hấp dẫn với nhà đầu tư mới cũng bị ảnh hưởng.

Có ý kiến cho rằng cần ban hành song song 2 chính sách, vừa điều chỉnh thu, vừa ban hành chính sách ưu đãi, để không gây ra tác động về tư tưởng với nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện chính sách ưu đãi thì còn cần phải thảo luận thêm. Trong khi đó, nếu không ban hành ngay chính sách này trong năm 2024, thì các nước, trong đó có các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã áp dụng ngay từ năm 2024. Do đó, đại biểu cho rằng cần phải ban hành ngay việc điều chỉnh mức thu trong năm 2024 bằng một Nghị quyết.

Liên quan đến hình thức Nghị quyết, có phải thí điểm hay không, đại biểu lưu ý nếu là thí điểm thì không đảm bảo quy chuẩn, chính sách ổn định, nên về bản chất là chính sách thí điểm nhưng đại biểu đồng tình với quan điểm của Ủy ban Tài chính ngân sách là không gọi tên là thí điểm, nhưng phải có thời hạn. Thời gian tới, khi điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp mới, có bổ sung về ưu đãi, thì Nghị quyết này không còn hiệu lực nữa.

Thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu: Cần sớm có chính sách ưu đãi đầu tư
Đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn TP.Hà Nội

Về nội dung của Nghị quyết, đại biểu cơ bản đồng tình với các nội dung dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị phải thể hiện được trong Nghị quyết là khi thu bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ có chính sách ưu đãi khác để hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí đầu vào. "OECD mong muốn ưu đãi để giảm chi phí đầu vào chứ không phải bằng thuế, nên trong Nghị quyết này cần thể hiện tinh thần đó", đại biểu nói.

Theo dự thảo Nghị quyết (Điều 7, khoản 2), trong trường hợp nhà đầu tư đề nghị chính sách ưu đãi thì giao cho Chính phủ thực hiện theo quy định pháp luật. Nếu nhà đầu tư không chấp nhận mức thuế bổ sung 15% thì Chính phủ phải áp dụng ưu đãi đã ban hành trước đây. Việc này giải quyết cho trường hợp nhà đầu tư không chấp nhận nộp chênh lệch thuế tại Việt Nam mà muốn nộp về nước mẹ.

Đại biểu cho rằng, quy định này đảm bảo an toàn, không bị khiếu kiện. Tuy nhiên, điều này có thể không đảm bảo theo quy định của OECD, trong đó đã nêu rõ phải quy định việc nộp thuế ở đâu. Do đó, đại biểu đề nghị sửa khoản 2, điều 7, theo hướng yêu cầu 100% doanh nghiệp phải áp dụng theo quy định nộp thuế bổ sung, không nên để được phép lựa chọn, để đảm bảo tính chắc chắn của luật pháp, tránh khả năng OECD bác bỏ. Tuy nhiên, nên bổ sung thêm một câu là Chính phủ phải nghiên cứu thay đổi chính sách đầu tư cho phù hợp sự thay đổi này.

Qua rà soát, Tổng Cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết, hiện có 619 tập đoàn đa quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất trong năm 2021 đạt khoảng 750 triệu euro trở lên (thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu).

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thuế tối thiểu toàn cầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Citibank Việt Nam: Nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,4%

Citibank Việt Nam: Nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,4%

Ngân hàng Citibbank Việt Nam vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 6% lên 6,4% trong năm 2024.
Trao quyết định của Chủ tịch nước cho hai sĩ quan đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình

Trao quyết định của Chủ tịch nước cho hai sĩ quan đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình

Ngày 26/7, Bộ Quốc phòng tổ chức trao quyết định của Chủ tịch nước và quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho hai sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.
Thượng tướng Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thượng tướng Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 26/7/2024 kiện toàn thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện di nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện di nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, đồng chí Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư đã tiếp Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Leonist Kalashnikov và đoàn Đảng Cộng sản Nhật Bản.
Xúc động tình cảm của người dân TP. Hồ Chí Minh dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động tình cảm của người dân TP. Hồ Chí Minh dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày cuối cùng Lễ Quốc tang, người dân TP. Hồ Chí Minh đã bày tỏ tình cảm đặc biệt tưởng nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo tài ba...

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng: Nghiên cứu phương án tăng tỉ lệ huy động điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc

Phó Thủ tướng: Nghiên cứu phương án tăng tỉ lệ huy động điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc

Phải nghiên cứu phương án nâng tỉ lệ mua điện dư phát lên lưới điện quốc gia là 20% công suất lắp đặt ở miền Bắc, 10% đối với khu vực miền Trung, miền Nam.
Hơn 252.000 lượt người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 252.000 lượt người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đã có 100 đoàn khách quốc tế tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông và tại Hội trường Thống nhất, TP. Hồ Chí Minh.
Nghẹn ngào thời khắc tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghẹn ngào thời khắc tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Linh xa đưa di hài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời Nhà tang lễ Quốc gia, đi qua nhiều con phố trong sự thương tiếc của nhân dân.
Hình ảnh người dân chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Hình ảnh người dân chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Đông đảo người dân tập trung ở khu vực cổng Nhà tang lễ Quốc gia trước giờ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để có thể tiễn biệt ông lần cuối.
Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vào lúc 13h ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Người dân Thủ đô chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Thủ đô chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vào lúc 13h00 ngày 26/7/2024, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Người dân xếp hàng chờ viếng tại Nghĩa trang Mai Dịch, công tác chuẩn bị lễ tang đã sẵn sàng

Người dân xếp hàng chờ viếng tại Nghĩa trang Mai Dịch, công tác chuẩn bị lễ tang đã sẵn sàng

Lễ an táng Tổng Bí thư sẽ diễn ra lúc 15 giờ ngày 26/7 tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội. Từ sáng 26/7, người dân xếp hàng chờ viếng tại Nghĩa trang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo trong lòng Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo trong lòng Nhân dân

Những ngày qua, người dân cả nước đã xúc động tri ân, tiếc thương vô hạn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- nhà lãnh đạo trong lòng Nhân dân về cõi vĩnh hằng.
TRỰC TIẾP: Bản tin đặc biệt Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TRỰC TIẾP: Bản tin đặc biệt Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h00, tại Nhà tang lễ Quốc gia và Lễ an táng lúc 15h ngày 26/7/2024 tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch cùng đoàn đại biểu dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng khẳng định, Tổng Bí thư là nhà lý luận và người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: Dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày một đông

TP. Hồ Chí Minh: Dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày một đông

Đến trưa 26/7, dòng người vẫn đổ về Hội trường Thống Nhất (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày một đông.
Đoàn các địa phương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn các địa phương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư bắt đầu từ 7-13h tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.
Đoàn đại biểu Bộ Công Thương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu Bộ Công Thương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong niềm xúc động, tiếc thương, đoàn đại biểu Bộ Công Thương đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Sáng 26/7, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Hun Sen.
Ngày đầu tiên lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Cuba

Ngày đầu tiên lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Cuba

Ngay trong ngày đầu tiên tổ chức Lễ viếng và mở sổ tang, nhiều đoàn thuộc các bộ, ngành của Cuba đã đến chia buồn với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.
Lực lượng vũ trang nỗ lực bảo đảm an ninh cho Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lực lượng vũ trang nỗ lực bảo đảm an ninh cho Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư, lực lượng quân đội, công an đã nỗ lực đảm bảo an ninh, hỗ trợ các đoàn và người dân đến viếng được thuận lợi.
TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 26/7

TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 26/7

Sáng 26/7/2024, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tổ chức trọng thể, đồng thời tại 3 địa điểm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh

Ngày 25/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Hộ Ninh, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.
Gần 1 nghìn đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội

Gần 1 nghìn đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội

Tính đến 17h00 giờ ngày 25/7/2024, đã có 960 đoàn, 36.218 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà - xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động