Tiết giảm chi phí - đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội 21 tỉnh thành phía Nam

Trong 10 tháng năm 2022, ngành điện miền Nam đảm bảo cung ứng điện ổn định, liên tục phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn 21 tỉnh thành phố phía Nam.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Điện thương phẩm tăng trưởng mạnh

Trong 10 tháng năm 2022, Tổng công ty Điện lực miền Nam và các đơn vị thành viên đã đảm bảo cung ứng điện cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn 21 tỉnh thành phố phía Nam. Trong đó, nhiều chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh trong 10 tháng đầu năm đạt và vượt.

Tiết giảm chi phí - đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội 21 tỉnh thành phía Nam
Tổng công ty Điện lực miền Nam đảm bảo cung ứng điện phục hồi, phát triển kinh tế xã hội 21 tỉnh thành phía Nam

Cụ thể, sản lượng điện thương phẩm thực hiện đạt gần 69,7 tỷ kwh, tăng 10,98% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt hơn 84% kế hoạch Tập đoàn giao (kế hoạch 82 tỷ 770 triệu kWh). Đáng chú ý, tỷ lệ tổn thất điện năng toàn Tổng công ty 10 tháng năm 2022 là 3,07%, thấp hơn lũy kế cùng kỳ năm 2021 là 1,14%, thấp hơn kế hoạch Tập đoàn giao là 0,75%, tương ứng tiết kiệm 376 triệu kWh; tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng sử dụng dịch vụ điện trên môi trường mạng (Zalo, App CSKH, Email) đều đạt và vượt kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao…

Năm 2022 nền kinh tế đã khôi phục và khởi sắc trên các lĩnh vực, mức tăng điện thương phẩm đã quay trở lại mức ổn định. Do đó, Tổng công ty Điện lực miền Nam dự kiến sản lượng điện thương phẩm năm 2022 đạt 83 tỷ 795 triệu kWh (bao gồm đã tính phần điện thương phẩm tăng thêm do thay đổi lịch ghi chỉ số), đạt vượt 1,025 tỷ kWh so với kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao đầu năm và tăng 9,63% so với thực hiện năm 2021.

Tuy nhiên, song song với sản lượng điện thương phẩm tăng thì điện mua huy động từ các nguồn cung gia tăng để đáp ứng việc cung cấp điện. Năm 2022 giá mua điện từ các nguồn cao mà giá bán điện thương phẩm không đổi, dẫn đến doanh thu sản xuất kinh doanh điện có tăng nhưng không đủ để bù đắp chi phí mua điện - chi phí phân phối.

Nhìn chung, mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn từ tình hình địa chính trị thế giới, đặc biệt giá nhiên liêu đầu vào tăng cao nhưng Tổng công ty thực tốt nhiệm vụ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của nhân dân với nhu cầu điện tăng trưởng cao, qua đó đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế cả nước.

Đồng bộ nhiều giải pháp tiết giảm chi phí trước những khó khăn

Nhằm đảm bảo cung ứng điện ổn định, liên tục cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội 21 tỉnh thành phía Nam, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Điện lực miền Nam chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm bù đắp, cải thiện tình hình tài chính trước những khó khăn chung hiện nay khi lạm phát, giá cả đầu vào liên tục tăng cao.

Tiết giảm chi phí - đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội 21 tỉnh thành phía Nam
Công tác đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Điện lực miền Nam cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc trước biến động giá cả vật tư thiết bị, nhiên liệu tăng cao

Cụ thể 10 tháng năm 2022, giá bán điện bình quân ước tăng hơn 2,16 đồng/kWh so với kế hoạch, cải thiện được doanh thu tăng gần 150 tỷ đồng; chi phí giá thành phân phối điện thực hiện tiết kiệm thấp hơn 4,98 đồng/kWh so với kế hoạch, góp phần đạt lợi nhuận gần 347 tỷ đồng; tỷ lệ điện dùng để truyền tải, phân phối điện (tổn thất) đạt thấp hơn kế hoạch EVN giao 0,75%, do đó tiết kiệm được 376 triệu kWh, tương ứng đạt khoản lợi nhuận hơn 587 tỷ đồng. Từ các giải pháp tối ưu trên, trong 10 tháng năm 2022, ngành Điện miền Nam đã tiết kiệm, tạo lợi nhuận tăng thêm hơn 1.084 tỷ đồng.

Trước bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao, dù đã nỗ lực hết sức bằng nhiều giải pháp tiết kiệm, tối đa hóa mọi khoản mục chi phí, lùi giãn tiến độ triển khai nhiều công trình, dự án cung cấp, sửa chữa lưới điện. Đồng thời, điều tiết tối ưu huy động nguồn điện mua giá cao từ thị trường điện, thực hiện gia tăng sản lượng điện mua nội bộ (BST) tại khung giờ thấp điểm (giảm đơn giá mua điện bình quân). Song Tổng công ty Điện lực miền Nam vẫn không tránh lỗ và gặp trở ngại rất lớn khi giá mua điện đầu vào từ thị trường điện tăng cao rất nhiều so với mức giá bán điện bình quân.

Bên cạnh đó, với việc vận hành hệ thống máy phát điện bằng nhiêu liệu dầu diesel giá tăng liên tục, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã phải bù lỗ tổng hơn 460 tỷ đồng để cấp điện cho 2 huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) và huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu) cũng là vấn đề. Cùng với việc cân đối, huy động và bố trí nguồn vốn cho đầu tư xây dựng, đặc biệt là các công trình trọng điểm cũng gặp nhiều khó khăn; bài toán tiết giảm tiền lương đối với người lao động trong điều kiện doanh nghiệp phải hoạt động lỗ, không có lợi nhuận vẫn chưa có lời giải…

Đáng chú ý, công tác đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Điện lực miền Nam cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc trước biến động giá cả vật tư thiết bị, nhiên liệu tăng cao kéo tăng chi phí vận chuyển. Ngoài ra, chính sách Zero Covid từ Trung Quốc cũng tạo khan hiếm, chậm trễ chuỗi cung ứng vật tư, thiết bị. Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều trở ngại, hoạt động đấu thầu có nhiều dự án, công trình không có nhà thầu tham gia... gây ảnh hưởng tăng thêm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Tổng công ty.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, với ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan về giá cả vật tư thiết bị, nguyên nhiên liệu tăng cao, tỷ giá hối đoái biến động… đã ảnh hưởng đến giá điện thị trường tăng cao rất nhiều. Chỉ tính riêng tại Tổng công ty Điện lực miền Nam, giá mua điện thị trường dự kiến tăng khoảng 39% so với mức giá bán điện bình quân của tổng công ty hiện nay. Do đó, nếu như vẫn giữ giá bán điện theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ như hiện nay thì ngành Điện không có giải nào để bù đắp khoản chi phí lỗ khách quan này.

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, trước bối cảnh khó khăn hiện nay khi giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng đột biến làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao, nếu căn cứ theo kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của Tập đoàn có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng.

Do đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tiết kiệm chi phí, cụ thể như quyết liệt tiết kiệm và cắt giảm nhiều chi phí. Đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm tối ưu hóa dòng tiền, vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện (nguồn có chi phí thấp). Cũng như điều phối các hợp đồng mua than, trong đó ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện và nỗ lực đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện BOT về sản lượng phát điện để tối ưu hóa chi phí chung… Theo tính toán, tổng các giải pháp mà Tập đoàn cố gắng thực hiện để giảm lỗ nêu trên đạt khoảng 33.445 tỷ đồng.

Dù đã nỗ lực, cố gắng để giảm chi phí nhưng với các giải pháp trong nội tại mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn, kết quả sản xuất kinh doanh 10 tháng năm 2022 của Tập đoàn lỗ khoảng 15.758 tỷ đồng, dự kiến ước cả năm 2022 có thể lỗ ở mức khoảng 31.360 tỷ đồng.

Trong bối cảnh, tình hình tài chính như vậy sẽ dẫn tới nguy cơ có rất nhiều khó khăn trong năm 2022 và các năm tiếp theo như: Không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện.

Đặc biệt, trong vài năm gần đây, chi phí sửa chữa lớn đã phải cắt giảm chi phí theo định mức từ 10-30% và việc sửa chữa tài sản tiếp tục bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác an toàn vận hành hệ thống điện của các năm tiếp theo. Đồng thời, khó khăn trong việc huy động vốn, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình điện để đảm bảo cung ứng điện.

Theo dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế, khả năng giá nhiên liệu thế giới năm 2023 chưa có xu hướng giảm xuống ở mức bình quân năm 2021. Đồng thời tỷ trọng các nguồn điện có giá thành rẻ (như thủy điện) có xu hướng giảm và tăng tỷ trọng các nguồn điện có giá bán cao... Do đó, dự kiến năm 2023 Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh và cân bằng tài chính.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện thương phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc tiến độ dự án giải toả công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

Thúc tiến độ dự án giải toả công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

Mặc dù đã có nhiều đốc thúc, tuy nhiên các dự án lưới điện giải toả công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 tại Đồng Nai vẫn gặp vướng mắc.
Bộ Công Thương ban hành công điện yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành các nhà máy điện

Bộ Công Thương ban hành công điện yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành các nhà máy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Công điện số 7287/CĐ-BCT về việc đảm bảo vận hành an toàn, ổn định các nhà máy điện trong thời gian tới.
Điện lực khu vực Sông Mã - Sốp Cộp: Xuyên đêm cấp điện trở lại cho 715 khách hàng

Điện lực khu vực Sông Mã - Sốp Cộp: Xuyên đêm cấp điện trở lại cho 715 khách hàng

Đêm ngày 15/9/2024 trên địa bàn huyện Sông Mã (Sơn La) đã xảy ra mưa to, gây thiệt hại một số xã trên địa bàn huyện.
Lào Cai: Cấp điện kịp thời cho 115 người dân thôn Kho Vàng sau sạt lở

Lào Cai: Cấp điện kịp thời cho 115 người dân thôn Kho Vàng sau sạt lở

Điện lực Bắc Hà (PC Lào Cai) đã hoàn thành việc cung cấp điện tạm thời cho 115 người dân thôn Kho Vàng, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sau khi sạt lở.
Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Theo dự báo từ Wood Mackenzie, ngành điện vẫn là lĩnh vực dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với 14% tổng sản lượng điện dự kiến vào năm 2030.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh phê duyệt nhà đầu tư trạm biến áp hơn 1.540 tỷ đồng

Bắc Ninh phê duyệt nhà đầu tư trạm biến áp hơn 1.540 tỷ đồng

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Quyết định số 481/QĐ-UBND (ngày 17/9/2024) Chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư trạm biến áp hơn 1.540 tỷ đồng.
Một ngày theo chân thợ điện Bảo Yên xử lý sự cố bão số 3

Một ngày theo chân thợ điện Bảo Yên xử lý sự cố bão số 3

5 giờ sáng, bình minh còn chưa hé rạng, tôi nhận nhiệm vụ cùng đoàn quay phim đi ghi nhận thực tế tình hình khắc phục lưới điện ở “tâm” lũ Bảo Yên (Lào Cai).
Lưới điện truyền tải ít bị ảnh hưởng bởi bão lũ nhờ chủ động

Lưới điện truyền tải ít bị ảnh hưởng bởi bão lũ nhờ chủ động

Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị cũng như ứng phó kịp thời nên lưới điện của Truyền tải điện Đông Bắc 3 đã hạn chế được thiệt hại bởi bão số 3 và mưa lũ.
Tính đến chiều 17/9, đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 6,03 triệu khách hàng

Tính đến chiều 17/9, đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 6,03 triệu khách hàng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đến 17h ngày 17/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 6,03 triệu khách hàng tương đương 99%.
PC Thanh Hóa thăm hỏi, động viên đội xung kích khắc phục thiệt hại sau bão số 3 tại Quảng Ninh

PC Thanh Hóa thăm hỏi, động viên đội xung kích khắc phục thiệt hại sau bão số 3 tại Quảng Ninh

PC Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, động viên lực lượng xung kích tham gia hỗ trợ khắc phục thiệt hại lưới điện sau cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Hơn 95% khách hàng miền Bắc được cấp điện trở lại sau bão số 3

Hơn 95% khách hàng miền Bắc được cấp điện trở lại sau bão số 3

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã khôi phục cung cấp điện cho 95,23% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão và hoàn lưu sau bão số 3 (bão Yagi).
Ghi chép từ vùng lũ lụt: Dũng cảm vượt lên, hết mình vì dòng điện sáng

Ghi chép từ vùng lũ lụt: Dũng cảm vượt lên, hết mình vì dòng điện sáng

Trước hoàn cảnh lũ lụt, thiên tai khắc nghiệt… những người thợ điện của Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) dũng cảm vượt lên, hết mình vì dòng điện sáng.
Phấn đấu khôi phục cấp điện cho người dân Quảng Ninh vào ngày 20/9

Phấn đấu khôi phục cấp điện cho người dân Quảng Ninh vào ngày 20/9

Hiện, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đang dồn lực với quyết tâm cao độ, phấn đấu đến ngày 20/9 khôi phục cấp điện cho 100% người dân Quảng Ninh.
Đêm trắng của những người thợ điện ở Quảng Ninh

Đêm trắng của những người thợ điện ở Quảng Ninh

Để kịp thời cấp điện cho người dân Quảng Ninh, lực lượng xung kích đến từ các đơn vị của ngành điện đã trắng đêm thi công, khắc phục sự cố.
PC Bắc Giang cơ bản khắc phục xong lưới điện, đảm bảo điện cho các trạm bơm

PC Bắc Giang cơ bản khắc phục xong lưới điện, đảm bảo điện cho các trạm bơm

Tính đến ngày 13/9, Công ty Điện lực Bắc Giang đã cơ bản khắc phục xong lưới điện, cấp lại điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bỡi bão số 3.
Nhiệt điện Đông Triều đảm bảo an toàn sản xuất trong bão số 3

Nhiệt điện Đông Triều đảm bảo an toàn sản xuất trong bão số 3

Với sự chủ động phòng ngừa từ sớm, từ xa, Công ty Nhiệt điện Đông Triều đã đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị, môi trường nhà máy trong cơn bão số 3.
Công ty Điện lực Lào Cai vượt lên trong bão lũ, nỗ lực cấp điện trở lại

Công ty Điện lực Lào Cai vượt lên trong bão lũ, nỗ lực cấp điện trở lại

Với tinh thần vượt khó, cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đang ngày đêm nỗ lực nhằm khôi phục cấp điện trở lại cho khách hàng.
Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu đã đóng toàn bộ các cửa xả

Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu đã đóng toàn bộ các cửa xả

Theo EVN, các thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu hiện đã đóng toàn bộ các cửa xả theo lệnh chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bắc Giang đảm bảo cấp điện cho các khu công nghiệp và trạm bơm tiêu thoát nước

Bắc Giang đảm bảo cấp điện cho các khu công nghiệp và trạm bơm tiêu thoát nước

Tính đến 5h sáng nay 12/9, Công ty Điện lực Bắc Giang tiếp tục đảm bảo cấp điện ổn định cho các khu công nghiệp và trạm bơm tiêu thoát lũ.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Hạn chế thấp nhất các sự cố mùa mưa bão

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Hạn chế thấp nhất các sự cố mùa mưa bão

Để hạn chế thấp nhất các sự cố mùa mưa bão, đảm bảo an toàn điện, ngành điện TP. Hồ Chí Minh chủ động nhiều biện pháp phòng ngừa và ứng phó.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc làm dự án hoàn thiện nhánh rẽ đường dây 110kV tại Thanh Hóa

Tổng công ty Điện lực miền Bắc làm dự án hoàn thiện nhánh rẽ đường dây 110kV tại Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư cho Tổng công ty Điện lực miền Bắc làm dự án hoàn thiện nhánh rẽ đường dây 110kV cấp điện TBA 110kV.
Công ty Điện lực Quảng Ninh cấp điện kịp thời cho các khu vực quan trọng

Công ty Điện lực Quảng Ninh cấp điện kịp thời cho các khu vực quan trọng

Tính đến 6h30 sáng nay ngày 11/9, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã khôi phục, vận hành và đóng điện 28/59 đường dây, kịp thời cấp điện cho các khu vực quan trọng.
Tiếp tục lan tỏa tinh thần

Tiếp tục lan tỏa tinh thần 'mạch 3' khắc phục sự cố lưới điện 220 kV-500 kV sau bão

Từ chỉ đạo của Thủ tướng “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” khi thi công đường dây 500 kV mạch 3, tinh thần đó được tiếp nối trong khắc phục sự cố lưới điện do bão.
100% khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Hưng Yên được cấp điện trở lại

100% khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Hưng Yên được cấp điện trở lại

Đến sáng ngày 10/9, toàn bộ khách hàng sử dụng điện tại Hưng Yên bị ảnh hưởng bởi bão số 3 đã được cấp điện trở lại.
Bắc Ninh đảm bảo cấp điện ổn định cho các khu công nghiệp sau bão

Bắc Ninh đảm bảo cấp điện ổn định cho các khu công nghiệp sau bão

Đến ngày 10/9, Công ty Điện lực Bắc Ninh đã hoàn thành khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện cho các khu công nghiệp kịp thời, ổn định sản xuất kinh doanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động