TP. Hồ Chí Minh: Kinh doanh hàng giả ngày càng tinh vi và gia tăng vì lợi nhuận cao

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, hoạt động kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng nhái trong năm 2023 có chiều hướng gia tăng vì lợi nhuận cao.
Dồn lực cho "cuộc chiến" chống hàng giả trên thương mại điện tử Xử lý nghiêm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; hàng giả kém chất lượng

Thời gian qua, hoạt động buôn lậu, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm… tại TP. Hồ Chí Minh có chiều hướng diễn biến phức tạp. Tuy nhiên bằng các biện pháp kiểm tra, giám sát cũng như phối hợp liên ngành, năm 2023 Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã kịp thời ngăn chặn nhiều vụ buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên địa bàn nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh xung quanh vấn đề này.

TP. Hồ Chí Minh: Kinh doanh hàng giả, hàng nhái tiếp tục gia tăng vì lợi nhuận cao
Nguyễn Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh.

Xin ông cho biết một vài kết quả nổi bật trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại trong năm 2023 vừa qua của lực lượng Quản lý thị trường Thành phố?

Trong năm 2023, Cục Quản lý thị trường Thành phố đã đạt được những kết quả khả quan, quan trọng, trong đó các Đội quản lý thị trường đã thực hiện kiểm tra chuyên ngành hơn 5.000 vụ liên quan đến hành vi kinh doanh hàng lậu; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiểm an toàn thực phẩm; hoạt động thương mại điện tử; hoạt động kinh doanh xăng dầu (tăng 42,05% so với năm 2022).

Tổng số tiền thu đã thu nộp ngân sách trên 96,7 tỷ đồng (tăng 66,80% so với cùng kỳ năm trước) gồm 83,3 tỷ đồng tiền phạt hành chính, 11,3 tỷ đồng tiền bán hàng tịch thu và 2,1 tỷ đồng tiền truy thu số lợi bất hợp pháp.

Trong đó, chỉ tính riêng lĩnh vực kinh doanh thuốc tân dược, Cục Quản lý thị trường Thành phố đã kiểm tra, xử lý 250 vụ việc vi phạm và đã xử lý 289.350 đơn vị sản phẩm thuốc tân dược các loại không có hóa đơn chứng từ, có tổng trị giá hơn 11,8 tỷ đồng. Số tiền xử phạt hơn 4,6 tỷ đồng.

TP. Hồ Chí Minh: Kinh doanh hàng giả, hàng nhái tiếp tục gia tăng vì lợi nhuận cao
Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tổ chức tiêu huỷ hàng hoá vi phạm

Cũng trong năm 2023, Cục Quản lý thị trường Thành phố đã chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố vụ án hình sự là 21 vụ, ước tính trị giá hàng hóa vi phạm là khoảng 54,3 tỷ đồng và đã tiếp nhận 6 vụ chuyển lại từ cơ quan tiến hành tố tụng để xử lý hành chính.

Qua đó, cho thấy sự thống nhất, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của tập thể Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Thành phố và sự tập trung, đoàn kết, quyết tâm, cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ, công chức, người lao động tại Cục Quản lý thị trường Thành phố trong hành động đã góp phần rất lớn vào mục tiêu chung của toàn ngành, bảo đảm sự ổn định của thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Qua các thông tin mà ông chia sẻ ở trên thì hoạt động kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng có chiều hướng gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân thưa ông?

Từ thực tế kiểm tra, xử lý của Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh chúng tôi nhận thấy tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gian lận thương mại vẫn không có dấu hiệu giảm, thể hiện rõ ở số lượng trường hợp vi phạm đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.

Điển hình như hành vi kinh doanh hàng lậu là 1.063 trường hợp vi phạm (tăng 3,4%); kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là 1.593 trường hợp vi phạm (tăng 105,81%); kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là 1.302 trường hợp vi phạm (tăng 101,23%).

Các mặt hàng được các đối tượng tập trung kinh doanh gồm thuốc lá điếu và thuốc lá điện tử, quần áo, giày dép, mắt kính, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm, đồ dùng gia đình, hàng điện gia dụng, hàng điện tử, thiết bị điện, thuốc tân dược… Đặc biệt, hàng hóa vi phạm thường giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như Chanel, Burberry, Louis Vuitton, Hermes, Gucci, Dior, Adidas…

TP. Hồ Chí Minh: Kinh doanh hàng giả, hàng nhái tiếp tục gia tăng vì lợi nhuận cao
Nhiều mặt hàng giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu lớn.

Theo đánh giá của chúng tôi việc kinh doanh, buôn bán hàng giả của các đối tượng ngày càng tinh vi và hoạt động có tổ chức nên rất khó phát hiện. Theo đó, các đối tượng đã lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử và việc thuận tiện trong mua - bán online trên mạng xã hội (facebook, zalo...) để kinh doanh hàng cấm, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các đối tượng này còn lợi dụng địa bàn Thành phố rộng, tập trung nhiều kho hàng, bến bãi, điểm trung chuyển hàng hóa và dân cư tập trung động cũng như nhu cầu mua sắm của người dân cao để kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ,…

Đáng chú ý là tình hình vận chuyển hàng hóa nhập lậu, đặc biệt là các mặt hàng điện tử, hàng điện gia dụng, thuốc lá, đường cát, mỹ phẩm, thực phẩm,… theo hướng biên giới Tây Nam có dấu hiệu tăng trở lại cả về quy mô lẫn số lượng. Các đối tượng vận chuyển hoạt động không có giờ cố định, lợi dụng hoạt động giao hàng qua ứng dụng giao nhận nên khó kiểm soát, khó xác định địa điểm kinh doanh, kho hàng để kiểm tra, xử lý.

Vậy trong năm vừa qua Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện những giải pháp nào để ngăn chặn các hành vi vi phạm trong kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, thưa ông?

Ngay từ đầu năm 2023, Cục Quản lý thị trường Thành phố đã triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác Quản lý thị trường, tập trung vào công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn; tập trung kiểm tra tại các khu vực địa bàn nổi cộm, các nhóm hàng hóa trọng điểm; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhằm ổn định thị trường.

Chúng tôi cũng phối hợp tốt với các đơn vị chức năng, các Sở, ban ngành Thành phố, UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại.

TP. Hồ Chí Minh: Kinh doanh hàng giả, hàng nhái tiếp tục gia tăng vì lợi nhuận cao
Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ

Trong năm qua, Cục Quản lý thị trường Thành phố cũng kịp thời thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 Thành phố; kịp thời xử lý nội dung tin báo qua đường dây nóng, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo quy định của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.

Đồng thời, tham mưu Ban Chỉ đạo 389 Thành phố ban hành kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; kế hoạch công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 của Ban Chỉ đạo 389 Thành phố; văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới; kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của Ban Chỉ đạo 389 Thành phố…

Hiện thị trường đang bước vào giai đoạn cao điểm mua sắm cuối năm và các đối tượng hàng giả thường lợi dụng thời điểm này để tung hàng trục lợi, vậy Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện những biện pháp nào để kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời ngăn chặn?

Chúng tôi dự báo nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng sẽ tăng mạnh, các hoạt động lễ hội cũng diễn ra nhiều vào tháng cuối năm và giáp Tết Nguyên đán dẫn đến tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kém chất lượng sẽ tiếp tục tăng mạnh. Bởi với lợi thế giá rẻ, đa dạng chủng loại, hình thức thì hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, qua công tác giám sát, chúng tôi nhận thấy nguồn hàng hóa di chuyển vào thị trường thường từ hướng biên giới Tây Nam tập kết tại các kho hàng, điểm trung chuyển, chứa trữ và được bày bán, kinh doanh tại các tuyến phố du lịch, trung tâm thương mại. Do đó Cục Quản lý thị trường sẽ chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tập trung đẩy mạnh hơn nữa thực hiện các biện pháp nghiêp vụ giám sát, thẩm tra, xác minh để kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các đối tượng vi phạm tại các địa bàn trọng điểm, nổi cộm, các tuyến đường liên tỉnh, quốc lộ và tại các kho bãi, điểm chứa trữ hàng hóa.

Cùng với đó, lực lượng quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng thực phẩm (sữa các loại, đồ uống, rượu thủ công, bánh kẹo, thực phẩm chế biến,...), phân bón, xăng dầu, đồ điện gia dụng, hàng tiêu dùng. Đặc biệt tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giả bất hợp lý nhằm góp phần đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho người dân.

Xin cảm ơn ông!

Tiến Phòng - thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội chuẩn bị điều tra, rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Hà Nội chuẩn bị điều tra, rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Hà Nội điều tra, rà soát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố từ ngày 28/10 đến 15/11.
Hà Nội: Xử phạt hành chính 9 cơ sở y dược vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt hành chính 9 cơ sở y dược vi phạm quy định

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội - thành viên Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân gần 223 triệu đồng, tước chứng chỉ hành nghề của 2 bác sĩ.
Thanh Hóa: Phát hiện, tiêu hủy hơn 5 tạ măng khô không rõ nguồn gốc

Thanh Hóa: Phát hiện, tiêu hủy hơn 5 tạ măng khô không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa xử phạt một cơ sở kinh doanh 17 triệu đồng, buộc tiêu hủy hơn 5 tạ măng khô dạng sợi không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cần Thơ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra các ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý

Cần Thơ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra các ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp bị xử phạt gần 800 triệu đồng

Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp bị xử phạt gần 800 triệu đồng

Công ty TNHH Vàng bạc Tuấn Hương bị xử phạt gần 800 triệu đồng về hành vi bán hàng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tin cùng chuyên mục

Cửa hàng vàng TÚAN DIAMOND

Cửa hàng vàng TÚAN DIAMOND 'đóng cửa' sau phản ánh bán hàng giả mạo thương hiệu của Báo Công Thương

Thông tin từ Đội Quản lý thị trường số 4 cho biết, quá trình thẩm tra, xác minh, ghi nhận cửa hàng vàng, kim cương TÚAN DIAMOND đã “đóng cửa”.
Hà Nội: Khẩn cấp thu hồi 2 sản phẩm mỹ phẩm của nhãn hàng GAMMA

Hà Nội: Khẩn cấp thu hồi 2 sản phẩm mỹ phẩm của nhãn hàng GAMMA

Ngày 17/10/2024, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành 2 văn bản thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 2 sản phẩm mỹ phẩm nhãn hiệu GAMMA.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý vi phạm để kinh doanh lành mạnh, văn minh

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý vi phạm để kinh doanh lành mạnh, văn minh

Từ đầu năm đến nay, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra tra 871 vụ, xử lý 476 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước gần 4,7 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Kiểm tra 17 hộ kinh doanh spa trên địa bàn

Tuyên Quang: Kiểm tra 17 hộ kinh doanh spa trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang sẽ kiểm tra 17 cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp spa trên địa bàn tỉnh.
Liên ngành 389 xử lý hơn 1.400 vụ vi phạm về buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái

Liên ngành 389 xử lý hơn 1.400 vụ vi phạm về buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái

Lực lượng liên ngành 389 Hà Nội đã xử lý hơn 1.400 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, thu về ngân sách hơn 119 tỷ đồng, góp phần ổn định thị trường.
Sóc Trăng: Triển khai kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp

Sóc Trăng: Triển khai kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp

Qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp bán hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Quản lý thị trường Hòa Bình: Nỗ lực đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh

Quản lý thị trường Hòa Bình: Nỗ lực đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực, quyết liệt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.
Điện Biên: Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh

Điện Biên: Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh

Cục Quản lý thị trường Điện Biên thông tin về việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.
Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế: Xuất sắc hoàn thành sớm kế hoạch đề ra

Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế: Xuất sắc hoàn thành sớm kế hoạch đề ra

Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế triển khai đồng bộ các giải pháp, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát; hoàn thành sớm kế hoạch đề ra.
Lai Châu: Xử phạt chủ hộ kinh doanh hàng online bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Xử phạt chủ hộ kinh doanh hàng online bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chủ hộ kinh doanh có tài khoản facebook ‘‘Lý Yến Đặc Sản Tây Bắc" vừa bị quản lý thị trường Lai Châu xử phạt vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Hà Nội: Bắt giữ đối tượng ngụy trang shipper vận chuyển khí cười

Hà Nội: Bắt giữ đối tượng ngụy trang shipper vận chuyển khí cười

Lực lượng CSGT Hà Nội bắt giữ một đối tượng vận chuyển khí cười tại quận Cầu Giấy, bàn giao cho Công an phường Mai Dịch điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Quảng Bình: Phát hiện 21 động cơ diesel nhập lậu vận chuyển qua địa bàn

Quảng Bình: Phát hiện 21 động cơ diesel nhập lậu vận chuyển qua địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã lập biên bản vi phạm hành chính một trường hợp khi vận chuyển 21 động cơ diesel nhập lậu qua địa bàn.
Lạng Sơn: Tạm giữ 200 đồng hồ đo áp suất đường khí nén có dấu hiệu vi phạm

Lạng Sơn: Tạm giữ 200 đồng hồ đo áp suất đường khí nén có dấu hiệu vi phạm

Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn thông tin, lực lượng chức năng vừa tạm giữ 200 đồng hồ đo áp suất đường khí nén không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm về tiêu chuẩn hàng hoá và sở hữu trí tuệ

Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm về tiêu chuẩn hàng hoá và sở hữu trí tuệ

Trong tháng 9/2024, Hà Nội xử phạt 2 đơn vị vi phạm về tiêu chuẩn, chất lượng và sở hữu trí tuệ, tổng số tiền 32 triệu đồng, nhằm đảm bảo minh bạch kinh doanh.
Hà Nội mạnh tay xử lý 291 vụ gian lận thương mại, phạt hơn 3 tỷ đồng trong tháng 9

Hà Nội mạnh tay xử lý 291 vụ gian lận thương mại, phạt hơn 3 tỷ đồng trong tháng 9

Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 291 vụ vi phạm trong tháng 9/2024, phạt hơn 3 tỷ đồng nhằm ổn định thị trường và ngăn chặn gian lận thương mại.
Lào Cai: Xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas

Lào Cai: Xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas

Ngày 14/10, Cục Quản lý thị trường Lào Cai thông tin về việc xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas được bảo hộ.
Đà Nẵng: Xử phạt 72,5 triệu đồng đối với 4 cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Đà Nẵng: Xử phạt 72,5 triệu đồng đối với 4 cửa hàng kinh doanh xăng dầu

9 tháng năm 2024, Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã kiểm tra 19 cơ sở kinh doanh xăng dầu, xử phạt 4 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 72,5 triệu đồng.
Bắc Giang: Tiêu hủy gần 116 nghìn sản phẩm giả nhãn hiệu lớn

Bắc Giang: Tiêu hủy gần 116 nghìn sản phẩm giả nhãn hiệu lớn

Sáng 13/10, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang cho biết vừa phối hợp với các lực lượng chức năng tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm tịch thu trong năm 2024.
Gia Lai: Xử lý hơn 1.700 vụ buôn lậu, hàng giả trong 9 tháng

Gia Lai: Xử lý hơn 1.700 vụ buôn lậu, hàng giả trong 9 tháng

9 tháng năm 2024, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai đã phát hiện, xử lý 1.709 vụ/1.536 đối tượng vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Hà Nội: Thu hồi khẩn cấp thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn

Hà Nội: Thu hồi khẩn cấp thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn

Sở Y tế Hà Nội ra thông báo khẩn thu hồi lô thuốc Cendemuc do Công ty Dược Trung ương 3 sản xuất do không đạt chất lượng, không đảm bảo sức khoẻ người dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động