Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang:

Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang lưu ý các địa phương cần trách nhiệm, tích cực và quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia Quy định mới về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 20/7, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với 19 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Hội nghị về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trong giai đoạn 2021 - 2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển hơn 39.019 tỷ đồng cho các địa phương thuộc Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Vùng Tây Nguyên để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (chiếm 39,2% nguồn lực đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong cả nước).

Đến nay, các địa phương đã hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021- 2025 trên cơ sở bám sát các quy định và chỉ đạo của Trung ương.

Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc

Riêng trong năm 2023, ngân sách Trung ương phân bổ kinh phí thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên hơn 17.820 tỷ đồng, chiếm gần 36% tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho cả nước. Trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 9.482 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 8.338 tỷ đồng. Đến nay, các địa phương trong Vùng đã phân bố hơn 7.935 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 83,68%.

Về tình hình giải ngân, đến hết ngày 30/6/2023, vốn giải ngân 3 chương trình của các địa phương trong vùng là hơn 2.055 tỷ đồng, đạt 21,67% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn 6,53% so với trung bình cả nước.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương trong vùng đã quyết liệt trong việc triển khai các nội dung, hoạt động thuộc từng dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình, cơ bản hoàn thành một số mục tiêu trong giai đoạn. Nhờ vậy, tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số của các vùng đạt bình quân đạt 3,81%/năm. Qua triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, một số địa phương trong vùng đã có nhiều cách làm hay, sáng kiến.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.

Các chương trình được phê duyệt và quy định tỷ lệ vốn đối ứng sau thời điểm quyết định kế hoạch vốn trung hạn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương. Do đó, việc bố trí vốn đối ứng để thực hiện các chương trình theo tỷ lệ quy định là rất khó đảm bảo. Việc huy động đóng góp về tiền hiện vật và ngày công lao động của nhân dân để thực hiện chương trình trên địa bàn các huyện, các xã còn khó khăn.

Nguồn vốn sự nghiệp được giao theo từng năm và phân theo hạng mục chi tiết làm cho địa phương khó khăn trong việc xác định mục tiêu của giai đoạn và chuyển đổi vốn giữa các nội dung trong chương trình để thích ứng với điều kiện thực tế. Việc bố trí cán bộ phụ trách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở cơ sở còn bất cập và chủ yếu kiêm nhiệm nhiều việc.

Do vậy, chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, theo dõi, tổng hợp báo cáo của các địa phương còn hạn chế, gây khó khăn cho công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành thực hiện các chương trình. Đồng thời, chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ để khích lệ, động viên cán bộ nên vấn đề tham mưu thực hiện các chương trình chưa cao, thiếu chiều sâu.

Ngoài ra, năng lực quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình ở các địa phương chưa đồng đều. Do đó, một số nơi gặp khó khăn khi triển khai các nội dung như: giao xã làm chủ đầu tư, cơ chế đặc thù trong đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo…

Cần trách nhiệm, tích cực và quyết liệt hơn nữa

Tại hội nghị, lãnh đạo các Ban ngành liên quan, địa phương vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên đã có báo cáo, đưa ra các ý kiến liên quan đến việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Đại diện các Bộ, ngành ý kiến, trả lời các vướng mắc của địa phương

Để thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cả nước nói chung và Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Vùng Tây Nguyên nói riêng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương ban hành hoặc trình ban hành theo thẩm quyền các nội dung hướng dẫn chưa phù hợp; tích cực rà soát, chủ động trao đổi với các cơ quan liên quan để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn đã ban hành còn quy định chưa thống nhất, nhằm tạo sự đồng bộ, thông suốt giữa các quy định do trung ương ban hành.

Giao các cơ quan chủ chương trình chủ trì, phối hợp với các cơ quan chủ dự án thành phần và cơ quan liên quan giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình.

Ngoài ra, giao UBND các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Vùng Tây Nguyên chủ động nghiên cứu các thông tư, nghị định để triển khai thực hiện ngay; kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý điều hành ở địa phương theo thẩm quyền bảo đảm bám sát tình hình thực tiễn và điều kiện đặc thù của từng vùng miền. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan trung ương để kịp thời có hướng dẫn đối với những quy định còn vướng mắc. Đặc biệt, cần quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao đã rõ thẩm quyền quy định, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình; rà soát danh mục dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia để hạn chế tối đa việc đầu tư dàn trải, lãng phí vốn ngân sách nhà nước. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt khó khăn thực tế tại địa phương, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn ngân sách nhà nước được giao.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang lo lắng nhiều về việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia ở các địa phương, hiện có địa phương mới chỉ giải ngân vốn được 8% và gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt là ở các quy định.

Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Để thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và các địa phương phải trách nhiệm, tích cực và quyết liệt hơn nữa trong triển khai. Đồng thời, khi có vướng mắc cần nên hỏi các bộ, ngành hoặc học tập từ các địa phương làm tốt trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

“Các bộ, ngành cần kết nối tối hơn với các địa phương, lắng nghe ý kiến từ các địa phương để tháo gỡ các vướng mắc, từ đó thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia” Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh và đồng thời cũng giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc thực hiện các văn bản quy định và tham gia vào việc sửa đổi các thông tư của các Bộ.

Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đoàn công tác Chính phủ đã đi khảo sát việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu tại xã Vĩnh An (huyện Tây Sơn) và tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Định

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cải cách hành chính tạo sự bứt phá cho nền kinh tế xứ Thanh

Cải cách hành chính tạo sự bứt phá cho nền kinh tế xứ Thanh

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và sự bứt phá về kinh tế - xã hội.
Xây dựng, phát triển thành phố Hải Dương trở thành đô thị xanh, thông minh, hiện đại

Xây dựng, phát triển thành phố Hải Dương trở thành đô thị xanh, thông minh, hiện đại

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đề nghị nỗ lực xây dựng, phát triển thành phố Hải Dương trở thành đô thị xanh, thông minh, hiện đại, kinh tế đô thị phát triển.
Đồng Nai: Nhiều điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đồng Nai: Nhiều điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã được tỉnh Đồng Nai tập trung phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Ngày Chuyển đổi số Thành phố Hà Nội

Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Ngày Chuyển đổi số Thành phố Hà Nội

UBND Thành phố Hà Nội mới ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, ngày chuyển đổi số Thành phố Hà Nội năm 2024.
Thanh Hóa sắp có thêm một Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

Thanh Hóa sắp có thêm một Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

Thanh Hóa sẽ có thêm một Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới - Cửa hàng xăng dầu kết hợp khu thương mại dịch vụ tổng hợp do Công ty TNHH Phương Hà làm chủ đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng đối thoại để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp FDI, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Quảng Nam: Doanh nghiệp FDI cam kết

Quảng Nam: Doanh nghiệp FDI cam kết 'rót' thêm tỷ USD mở rộng đầu tư

Môi trường đầu tư thuận lợi, nhiều doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam dự kiến đầu tư thêm trăm triệu đến hàng tỷ USD để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
TP. Hội An và TP. Luang Prabang (Lào) hợp tác kết nối tour di sản văn hóa thế giới

TP. Hội An và TP. Luang Prabang (Lào) hợp tác kết nối tour di sản văn hóa thế giới

TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) và TP. Luang Prabang (tỉnh Luang Prabang, Lào) ký kết hợp tác du lịch, kết nối tour di sản văn hóa thế giới.
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Tỉnh Bắc Ninh mới giải ngân được 2.763 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tỉnh Bắc Ninh mới giải ngân được 2.763 tỷ đồng vốn đầu tư công

Bắc Ninh mới giải ngân được 2.763 tỷ đồng, đạt 41,7% so với số vốn 3 cấp UBND tỉnh - huyện - xã phân bổ chi tiết và đạt 30,2% so với số vốn Chính phủ giao.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hải Phòng: Tiếp tục đà tăng trưởng xuất nhập khẩu

Hải Phòng: Tiếp tục đà tăng trưởng xuất nhập khẩu

Năm 2024, Hải Phòng mục tiêu tiếp tục đà tăng trưởng xuất nhập khẩu, trong đó đưa sản lượng hàng qua cảng đạt 190 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 33 tỷ USD.
Khánh Hoà: Mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao

Khánh Hoà: Mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao

Khánh Hoà hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững, bảo vệ môi trường biển và hướng tới xuất khẩu thuỷ sản với tiêu chuẩn cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Công ty Cổ phần Tư vấn giao thông Quảng Trị bị đề nghị cấm đấu thầu

Công ty Cổ phần Tư vấn giao thông Quảng Trị bị đề nghị cấm đấu thầu

Công ty Cổ phần Tư vấn giao thông Quảng Trị bị đề nghị cấm đấu thầu vì có hành vi gian lận hồ sơ dự thầu, bị chủ đầu tư phát hiện.
TP. Hồ Chí Minh: Đổi mới nâng cao chất lượng điều tra, nắm bắt dư luận xã hội

TP. Hồ Chí Minh: Đổi mới nâng cao chất lượng điều tra, nắm bắt dư luận xã hội

TP. Hồ Chí Minh cần đổi mới nâng cao chất lượng điều tra, nắm bắt dư luận xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Lào Cai: Bát Xát đạt điểm cao nhất theo bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Lào Cai: Bát Xát đạt điểm cao nhất theo bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai công khai kết quả các nhóm chỉ số thành phần theo Bộ Chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đà Nẵng: Cháy ở bệnh viện Hoàn Mỹ, nhiều người hốt hoảng

Đà Nẵng: Cháy ở bệnh viện Hoàn Mỹ, nhiều người hốt hoảng

Tấm biển hiệu treo ở tầng cao nhất tại Bệnh viện Hoàn Mỹ (TP. Đà Nẵng) bất ngờ bốc cháy, ngọn lửa bùng phát khiến nhiều người dân và bệnh nhân hốt hoảng.
Có 179 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ở Gia Lai

Có 179 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ở Gia Lai

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Gia Lai có 764 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 72,8% kế hoạch năm; đáng chú ý có 179 doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động.
Đầu tư 2.400 tỷ đồng mở rộng Cảng hàng không Cà Mau

Đầu tư 2.400 tỷ đồng mở rộng Cảng hàng không Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1188/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau (dự án).
Quảng Ninh: Các hộ nuôi trồng thủy sản nhanh chóng tái thiết sản xuất

Quảng Ninh: Các hộ nuôi trồng thủy sản nhanh chóng tái thiết sản xuất

Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các hộ nuôi trồng thủy sản khắc phục thiệt hại bão số 3, sớm phục hồi, tái thiết sản xuất.
Kiên Giang: Thu hồi hơn 100 ha đất của doanh nghiệp vi phạm

Kiên Giang: Thu hồi hơn 100 ha đất của doanh nghiệp vi phạm

Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang vừa thông tin tình trạng vi phạm đất đai và kết quả xử lý vi phạm đối với 3 doanh nghiệp, qua đó, thu hồi hơn 100 ha đất.
Đại tá Trần Xuân Ánh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình

Đại tá Trần Xuân Ánh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình

Ngày 16/10, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh triển khai quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ đối với Đại tá Trần Xuân Ánh.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Coteccons và liên danh của DIC Holdings tiếp tục tham gia gói thầu hơn 500 tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Coteccons và liên danh của DIC Holdings tiếp tục tham gia gói thầu hơn 500 tỷ đồng

Công ty CP Xây dựng Coteccons và Liên danh Đông Tây (Công ty CP Xây dựng DIC Holdings đứng đầu) tiếp tục cạnh tranh tại gói thầu hơn 500 tỷ đồng ở TP. Vũng Tàu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động