Viện trưởng Lê Minh Trí: Xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án về kinh tế, chức vụ

Theo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các vụ án về kinh tế, chức vụ đều được ngành Kiểm sát xử lý có căn cứ, đúng pháp luật, kịp thời, nghiêm minh.
Năm 2022, thi hành xong 1.895 việc trong các vụ án kinh tế, tham nhũng Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng: Xét xử cả những người có chức vụ, quyền hạn 10 vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng năm 2022

Tình hình tội phạm có diễn biến phức tạp

Báo cáo một số nội dung liên quan đến 04 nhóm vấn đề chất vấn tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, những năm qua, bên cạnh việc kinh tế - xã hội phát triển nhanh và hội nhập quốc tế sâu rộng thì tình hình tội phạm có diễn biến phức tạp, số lượng các vụ án, vụ việc tội phạm và vi phạm pháp luật ngày càng tăng.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí

Đặc biệt, xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, phi truyền thống với tính chất phức tạp hơn, hậu quả đặc biệt lớn, nổi lên là tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm kinh tế, chức vụ, tham nhũng với số tiền bị chiếm đoạt và thất thoát rất lớn; các tranh chấp dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, phức tạp, đa dạng…

Trung bình lĩnh vực hình sự tăng khoảng 10%/ năm; lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh doanh thương mại tăng khoảng 10 % - 12%/năm, có năm tăng 15%/năm.

Như vậy, hơn 10 năm qua khối lượng công việc của Ngành phải thực hiện tăng lên gấp đôi với yêu cầu pháp luật ngày càng cao nhưng biên chế của Ngành không tăng, số lượng Kiểm sát viên trong toàn ngành (là chức danh tư pháp bắt buộc để thực hiện chức năng, nhiệm vụ) không thay đổi; biên chế Kiểm sát viên của Viện kiểm sát các cấp có sự chênh lệch rất lớn so với số lượng Điều tra viên của ngành Công an nhân dân hiện nay.

Ngành Kiểm sát nhân dân với hoạt động đặc thù thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với Cơ quan điều tra các cấp trong Công an nhân dân và các cơ quan khác có thẩm quyền điều tra.

Đồng thời, có chức năng trực tiếp điều tra 38 tội danh xâm phạm hoạt động tư pháp và tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp nên hoạt động kiểm sát điều tra và trực tiếp điều tra của VKSND các cấp chiếm hơn 1/2 khối lượng công tác nghiệp vụ (như Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng) nhưng hiện nay ngành Kiểm sát thực hiện cơ chế phân bổ kinh phí hành chính mà không được thực hiện theo chế độ chi theo hoạt động thực tế như Cơ quan điều tra trong Công an, Quân đội nên đây cũng là một khó khăn lớn trong hoạt động của Ngành.

Cùng với những khó khăn, áp lức trên thì yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng, yêu cầu pháp luật về bảo vệ con người ngày càng cao, nhất là Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có thể bị xử lý hình sự nếu để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm càng tạo áp lực lớn đến tâm lý của Kiểm sát viên trong thực hiện nhiệm vụ hiện nay. Đây là những khó khăn, thách thức đối với ngành Kiểm sát nhân dân.

Hạn chế tối đa việc bỏ lọt tội phạm kinh tế, chức vụ

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng cho biết, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp về hình sự là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Bên cạnh giải pháp chung, toàn Ngành thực hiện những giải pháp cụ thể như tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra.

Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp phải kiểm sát ngay từ giai đoạn đầu của tố tụng; yêu cầu kiểm sát 100% trường hợp thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm; yêu cầu Kiểm sát viên nắm chắc tiến độ điều tra, chủ động đề ra yêu cầu điều tra để làm rõ vụ án; thận trọng khi xét, phê chuẩn các lệnh, quyết định tố tụng.

Tăng cường trực tiếp lấy lời khai, hỏi cung bị can trước khi phê chuẩn, bảo đảm chống oan sai; thực hiện nghiêm hoạt động trực tiếp kiểm sát việc đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét; kiểm sát chặt chẽ việc thu thập tài liệu, chứng cứ, kiên quyết hủy bỏ hoặc không phê chuẩn các quyết định tố tụng thiếu căn cứ, trái pháp luật; bảo đảm việc thu thập chứng cứ và các hoạt động điều tra khách quan, toàn diện, đầy đủ đúng pháp luật...

Đáng chú ý, đối với các vụ án về tham nhũng, kinh tế, chức vụ, trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân các cấp phải xác định đúng bản chất, động cơ của tội phạm tham nhũng, tội phạm kinh tế, chức vụ; áp dụng đúng các quy định pháp luật trong xác định tội danh và đánh giá chứng cứ, hành vi phạm tội; yêu cầu khởi tố và thay đổi tội danh khi có căn cứ.

Bảo đảm mọi hành vi tham nhũng phải được xử lý nghiêm minh, không bỏ lọt tội phạm; đồng thời, thông qua giải quyết các vụ án thực hiện tốt công tác kiến nghị các cơ quan hữu quan về phòng ngừa vi phạm, tội phạm; thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn việc chuyển nhượng, tẩu tán tài sản.

Ngành Kiểm sát cũng đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, Ban Nội chính Trung ương để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, kịp thời khởi tố, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật...

Với những giải pháp trên, kết quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự của ngành Kiểm sát năm sau tốt hơn năm trước, hằng năm đều đạt và vượt các chỉ tiêu của Quốc hội, chỉ tính riêng trong hai năm 2021, 2022, Viện kiểm sát các cấp đã thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết 292.915 nguồn tin về tội phạm.

Cùng với đó, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố đã thụ lý giải quyết 150.848 vụ/281.854 bị can, đã giải quyết 140.453 vụ/259.415 bị can (tỷ lệ trung bình đạt 93,1% số vụ và 96% số bị can); tỷ lệ truy tố đúng thời hạn 99,99% (vượt 4,99% chỉ tiêu Quốc hội giao).

Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự đối với 165.065 vụ/309.707 bị cáo; thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo thủ tục phúc thẩm đối với 32.596 vụ/55.297 bị cáo; thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 794 vụ/1.104 bị cáo.

Tỷ lệ oan, sai giảm dần theo từng năm, từng nhiệm kỳ Quốc hội và chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng bị can, bị cáo đã truy tố, xét xử; số kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu các cơ quan hữu quan khắc phục vi phạm tăng và hầu hết đều được thực hiện.

Trong đó, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã chủ động thực hiện nghiêm, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ngành nên đã hạn chế tối đa việc bỏ lọt tội phạm, trong đó có tội phạm kinh tế, chức vụ (điển hình như trong quá trình giải quyết các vụ án: AIC Đồng Nai, Việt Á, VNpharma); các vụ án về kinh tế, chức vụ đều được ngành Kiểm sát xử lý có căn cứ, đúng pháp luật, kịp thời, nghiêm minh, đạt lý, thấu tình, đáp ứng các yêu cầu chính trị của Đảng, Nhà nước.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công an, Bộ Công Thương bổ nhiệm lãnh đạo Cục; kiện toàn nhân sự ở Bắc Giang, Phú Thọ

Bộ Công an, Bộ Công Thương bổ nhiệm lãnh đạo Cục; kiện toàn nhân sự ở Bắc Giang, Phú Thọ

Tuần qua, từ ngày 15/10 đến 20/10, Bộ Công an, Bộ Công Thương cùng nhiều bộ, ngành, địa phương đã điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự đảm nhiệm vị trí mới.
Cử tri, Nhân dân cả nước tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Cử tri, Nhân dân cả nước tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Đó là thông tin được Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đưa ra tại Kỳ họp thứ 8 trong phiên họp toàn thể vào sáng 21/10.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Công nghiệp phục hồi tích cực, là động lực dẫn dắt tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Công nghiệp phục hồi tích cực, là động lực dẫn dắt tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các lĩnh vực chủ yếu đều tăng trưởng tốt. Công nghiệp phục hồi tích cực, là động lực quan trọng, dẫn dắt tăng trưởng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ lãnh đạo các cơ quan Nội chính Trung ương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ lãnh đạo các cơ quan Nội chính Trung ương

Chiều 20/10, Ban Nội chính Trung ương tổ chức cuộc gặp mặt cán bộ lãnh đạo các cơ quan Nội chính Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ rõ ba điểm nghẽn cần sớm khắc phục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ rõ ba điểm nghẽn cần sớm khắc phục

Sáng 21/10, tại Nhà Quốc hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Chủ tịch Quốc hội: Chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực

Chủ tịch Quốc hội: Chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực, tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để...
Sáng 21/10, khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sáng 21/10, khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào ngày 21/10/2024 tại Nhà Quốc hội, dự kiến bế mạc vào sáng ngày 30/11/2024.
Đồng chí Lương Tam Quang và Nguyễn Tân Cương được thăng cấp hàm Đại tướng

Đồng chí Lương Tam Quang và Nguyễn Tân Cương được thăng cấp hàm Đại tướng

Chiều 20/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm Đại tướng đối với đồng chí Lương Tam Quang và Nguyễn Tân Cương.
Việt Nam - Lào ký kết Hợp đồng xây dựng tuyến băng tải vận chuyển than Lalay xuyên biên giới

Việt Nam - Lào ký kết Hợp đồng xây dựng tuyến băng tải vận chuyển than Lalay xuyên biên giới

Chiều 20/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào chứng kiến lễ ký Hợp đồng xây dựng tuyến băng tải vận chuyển than Lalay
Thủ tướng: Đẩy mạnh cải cách thể chế, phấn đấu GDP năm 2030 đạt 780-800 tỷ USD

Thủ tướng: Đẩy mạnh cải cách thể chế, phấn đấu GDP năm 2030 đạt 780-800 tỷ USD

Thủ tướng cho biết phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, thuộc nhóm 30 nền kinh tế có quy mô GDP hàng đầu thế giới.
Sẽ quyết định chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Sẽ quyết định chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Nếu đạt đồng thuận cao, Quốc hội sẽ được biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào cuối Kỳ họp thứ 8.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Chiều 20/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phoxay Sayasone.
Xem xét cẩn trọng việc tính toán mức độ giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế thu nhập cá nhân

Xem xét cẩn trọng việc tính toán mức độ giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế thu nhập cá nhân

Ủy ban Tài chính, Ngân sách sẽ xem xét một cách cẩn trọng trong việc tính toán mức độ giảm trừ gia cảnh và các chính sách khác trong Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Luật Điện lực sửa đổi sẽ được xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Luật Điện lực sửa đổi sẽ được xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Đây là thông tin được Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh thông tin tại cuộc họp báo trước kỳ họp thứ 8 diễn ra chiều ngày 20/10.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra vào sáng 21/10.
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày họp đầu tiên

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày họp đầu tiên

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày họp đầu tiên của Kỳ họp thứ 8 (21/10).
Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài viết "PHÁT HUY TÍNH ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Đại hội XIV của Đảng là dấu mốc đặc biệt trên con đường phát triển đất nước

Đại hội XIV của Đảng là dấu mốc đặc biệt trên con đường phát triển đất nước

Theo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại hội XIV có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt, mở ra “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, tự chủ, tự tin, tự lực…
Thống nhất về tư tưởng và hành động, tạo dựng nền tảng mới cho sự phát triển đất nước

Thống nhất về tư tưởng và hành động, tạo dựng nền tảng mới cho sự phát triển đất nước

Sáng 20/10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10

Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10

Sáng 20/10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới

Đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới

Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc, đưa đất nước vững bước trên con đường phát triển trong kỷ nguyên mới.
Quyết liệt tháo gỡ, xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án điện năng lượng tái tạo

Quyết liệt tháo gỡ, xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án điện năng lượng tái tạo

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các khó khăn, vướng mắc tại các dự án điện năng lượng tái tạo cần phải được xử lý dứt điểm, không để lãng phí nguồn lực...
Hải Phòng: Ông Trần Văn Phương giữ chức Bí thư Huyện ủy Cát Hải

Hải Phòng: Ông Trần Văn Phương giữ chức Bí thư Huyện ủy Cát Hải

Ban Thường vụ Hải Phòng công bố quyết định luân chuyển, bổ nhiệm ông Trần Văn Phương - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - giữ chức Bí thư Huyện ủy Cát Hải.
Khẳng định vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy kết nối và tăng trưởng bao trùm của ASEAN

Khẳng định vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy kết nối và tăng trưởng bao trùm của ASEAN

Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) có chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong việc tăng cường kết nối và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động