Vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Kỳ vọng sức vươn mạnh mẽ

Trong tiến trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 120/2020/QH14 và Chính phủ ban hành Quyết định 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030. "Đây là Chương trình tổng thể và hết sức ý nghĩa. Vấn đề còn lại là việc triển khai, thực hiện để đạt được mục tiêu tổng quát, qua đó giúp vùng DTTS&MN vươn lên mạnh mẽ..." – đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương trước thềm Xuân Nhâm Dần 2022.

Thưa Bộ trưởng, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình) được phê duyệt đã nhận sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là sự đón nhận của người dân, các địa phương vùng DTTS&MN. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về Chương trình, những mục tiêu hướng đến và dự án sẽ triển khai?

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: Phải khẳng định, chủ trương và quyết định phê duyệt Chương trình là mang tính lịch sử, có ý nghĩa chính trị xã hội và nhân văn sâu sắc. Lần đầu tiên, Chương trình mục tiêu quốc gia quy mô lớn với nội dung tổng thể, toàn diện dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN đã khẳng định quan điểm của Quốc hội, Chính phủ là "không để ai bị bỏ lại phía sau"… Mục tiêu tổng quát của Chương trình hướng đến mọi mặt đời sống của vùng DTTS&MN như khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS&MN; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước, giảm dần số xã, thôn khó khăn; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước.…

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Kỳ vọng sức vươn mạnh mẽ
Đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Chương trình được cụ thể hóa bằng 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần tập trung vào các giải pháp cụ thể để đảm bảo việc ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư giải quyết các vấn đề bức thiết của vùng đồng bào DTTS&MN theo thứ tự ưu tiên như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc… Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025 trên 137 nghìn tỷ đồng.

Nâng cao đời sống người dân vùng DTTS&MN thì việc đầu tư hạ tầng cơ sở, y tế, giáo dục... là điều kiện cần, tuy nhiên để người dân thoát nghèo bền vững thì sinh kế mới là điều kiện tiên quyết. Triển khai Chương trình, Bộ trưởng có định hướng gì để người dân có được "cần câu"?

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: Phải khẳng định rằng đối với địa bàn có nhiều điều kiện khó khăn mang tính điển hình, đặc thù như vùng đồng bào DTTS&MN, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng về giao thông, y tế, trường học, thông tin… là hết sức quan trọng, cần thiết. Khi điều kiện hạ tầng được cải thiện thì xuất hiện nhiều hơn những mô hình phát triển kinh tế, gương sáng vươn lên thoát nghèo từ kinh tế rừng, nông nghiệp, thương mại, du lịch tại các địa phương vùng DTTS&MN. Một trong những giải pháp trọng tâm gắn với cơ chế, nguyên tắc để thực hiện Chương trình tới đây là "Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS". Ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ từ hạt lúa, củ khoai, con lợn, con gà đều rất ngon, đều là đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng. Nếu biết tổ chức sản xuất hàng hóa qui mô phù hợp sẽ nâng cao giá trị, giúp nhiều người dân phát triển sinh kế trên chính mảnh đất quê hương mình; việc nuôi trồng, tiêu thụ sẽ không còn bấp bênh như người "đi câu", cuộc sống sẽ ổn định hơn…. Để đạt được mục tiêu đó cần sự chung tay của nhiều bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt, sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương là hết sức quan trọng trong các khâu liên kết vùng sản xuất; tham mưu cho Chính phủ có kế hoạch đưa điện lưới quốc gia về vùng đặc biệt khó khăn; phát triển công nghiệp chế biến; kinh tế biên mậu, mở rộng mạng lưới chợ mang bản sắc văn hóa phục vụ giao thương; hỗ trợ bà con, các hợp tác xã, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, tiếp cận thương mại điện tử phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thưa Bộ trưởng, Ủy ban Dân tộc được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai thực hiện Chương trình, năm 2022 và thời gian tới những người làm công tác dân tộc sẽ rất "bận rộn". Bộ trưởng và Ủy ban đã có sự chuẩn bị như thế nào?

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Kỳ vọng sức vươn mạnh mẽ

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc (Thái Nguyên)

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: Ngay sau khi Nghị quyết số 120/2020/ QH14 của Quốc hội được ban hành, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai các nhiệm vụ của Chương trình. Trong năm 2021, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung triển khai xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phục vụ công tác chuẩn bị để tổ chức thực hiện Chương trình tại các địa phương. Năm 2022, Ủy ban sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách để quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Đề án tổng thể và Chương trình; tập trung chỉ đạo các địa phương chủ động ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện các nội dung của Chương trình theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững, đảm bảo tiến độ, kế hoạch giải ngân và hiệu quả đầu tư. Năm 2022 có thể dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, những khó khăn nội tại trong vùng đồng bào DTTS&MN vẫn còn, đòi hỏi những người làm công tác dân tộc cần nêu cao tinh thần trách nhiệm. Mọi kế hoạch, nhiệm vụ được triển khai thực hiện tốt hay không là do yếu tố con người. Vì vậy, yếu tố con người cần phải đổi mới. Trong điều kiện bộ máy không thay đổi cần đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường sự phối hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm. Nếu không có bộ máy tốt, ý thức tốt, trình độ tốt, cơ chế tốt và công tác phối hợp tốt thì sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ. Đây là yếu tố cốt lõi để thực hiện thắng lợi, thành công kế hoạch công tác.

Trước thềm Xuân Nhâm Dần xin chúc đồng bào dân tộc và các cán bộ làm công tác dân tộc có thêm ý chí, nhiều sức mạnh, cùng chung sức thực hiện thắng lợi kế hoạch, chương trình, mục tiêu đã đề ra, giúp vùng DTTS&MN phát triển mạnh mẽ, bền vững, người dân có đời sống ấm no, hạnh phúc.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Nguyễn Quang (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Trải qua bao đổi thay, đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Từ vỏ cây rừng, qua đôi tay tài hoa của người Xơ Đăng (Kon Tum) đã trở thành những bộ trang phục độc đáo, được người dân gìn giữ và xem như báu vật truyền đời.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đại hội đại biểu các dân tộc tỉnh Nghệ An năm 2024 được tổ chức với chủ đề đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển.
Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Từ năm 2019 đến năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư gần 12.780 tỷ đồng để phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động