Giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia - Để chính sách thực sự phát huy hiệu quả

Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"

Nguồn vốn đầu tư 3 chương trình mục tiêu quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu, phân bổ vốn còn manh mún, chưa phù hợp với đặc thù từng vùng, miền...
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Bài 1: Huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị

Nhiều nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, khó thực hiện

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đã chỉ rõ một số hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương và cấp tỉnh đã được kiện toàn thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện và phân công cán bộ xã phụ trách các chương trình. Nhưng việc thành lập bộ giúp việc chưa có sự thống nhất giữa Trung ương và địa phương; có tỉnh thành lập Tổ Công tác, có tỉnh là văn phòng giúp việc, điều phối… dẫn đến thiếu thống nhất trong chỉ đạo, điều hành.

Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm

Cán bộ theo dõi từ huyện đến xã thường xuyên thay đổi nên công tác tham mưu giúp việc trong chỉ đạo điều hành thiếu tính liên tục, kịp thời. Năng lực một số cán bộ theo dõi các Chương trình mục tiêu quốc gia còn nhiều hạn chế so với yêu cầu nhất là ở các tỉnh, huyện, xã nghèo miền núi, biên giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình.

Cán bộ giúp việc Ban Quản lý cấp xã để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia chủ yếu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nên công tác tổng hơp báo cáo số liệu đôi khi chưa đầy đủ. Còn có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh.

Mặc dù về số lượng các văn bản quản lý đến nay cơ bản đã hoàn thành, nhưng qua giám sát nhiều địa phương phản ánh số lượng văn bản quá nhiều, trên 300 văn bản của cả Trung ương và địa phương. Nhiều nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, khó thực hiện, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng địa phương vẫn không triển khai thực hiện được.

Một số văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản đã ban hành như Nghị định 38/2023/NĐ-CP như do áp lực về thời gian, vẫn còn nội dung chưa tháo gỡ được, thậm chí quy định còn chặt chẽ, khó thực hiện hơn. "Hiện tại đến giữa kỳ thực hiện, nhưng vẫn còn một số nội dung chính sách, tiêu chí chưa được các bộ, ngành hướng dẫn" - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nói.

Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phân bổ chậm (quý II năm 2022 mới giao) chưa có cơ chế giao kế hoạch vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 5 năm cho các chương trình mục tiêu quốc gia; việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia khó thực hiện; tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022 (bao gồm cả kế hoạch vốn năm 2021 chuyển sang thực hiện năm 2022) và giai đoạn 2021-2025 còn chậm.

Tỷ lệ đối ứng vốn địa phương cao nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, trong khi nguồn thu ngân sách nhiều địa phương hạn chế. Việc giao các tỉnh chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu là rất khó khăn, nhất là đối với tỉnh nghèo.

Chính phủ, các bộ ngành trung ương ban hành văn bản hướng dẫn và giao vốn kế hoạch trung hạn vốn đầu tư và hàng năm còn chậm; trong khi đó nhiều nội dung khi giao vốn không phù hợp, không có đối tượng để thực hiện. Quy định tỷ lệ vốn đối ứng tăng đang tạo ra áp lực, khó khăn đối với các tỉnh, huyện xã nghèo, ngân sách bao cấp chi thường xuyên hàng năm.

Nguồn vốn đầu tư 3 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu, phân bổ vốn còn manh mún, chưa phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, thiếu cơ sở thực tiễn dẫn đến không có đối tượng để thực hiện, hoặc có đối tượng nhưng không thực hiện được do không còn nhu cầu (nhất là vốn sự nghiệp) - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu.

Cơ chế giao vốn sự nghiệp chi tiết từng dự án, nội dung cụ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và giảm nghèo bền vững đã không tạo chủ động cho địa phương trong khi Chương trình nông thôn mới lại giao quyền chủ động để địa phương thực hiện dẫn đến việc lập kế hoạch, phân bổ vốn của từng Chương trình khác nhau, chưa đặt trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng kiểm tra, giám sát, kịp thời nắm bắt những vướng mắc để chỉ đạo tháo gỡ, nhưng vẫn còn một số bộ, ngành chưa sâu, sát, đánh giá, nắm bắt, tham mưu, xây dựng văn bản chưa bám sát với tình hình thực tiễn; công tác đánh giá, nhận định về kết quả, tình hình triển khai thực hiện của Chương trình còn chưa thực chất, vẫn chạy theo thành tích, thiếu tính bền vững.

Nắm bắt các vấn đề triển khai thực hiện của Chương trình ở cơ sở (nhất là cấp xã, huyện nghèo) chưa kịp thời để hướng dẫn, hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình. Thực tế ở cấp xã, huyện rất lúng túng trong việc thẩm định giá, quy trình thực hiện đấu thầu, phê duyệt thầu, lựa chọn thầu; điều chỉnh danh mục, quy mô, đối tượng thụ hưởng … với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo cộng đồng và liên kết chuỗi… những vấn đề này cần phải được các cơ quan quản lý, chủ chương trình kịp thời nắm bắt để có hướng dẫn ngay.

Vướng mắc nhất hiện nay nằm ở giải ngân nguồn vốn

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên. Nguyên nhân khách quan là ảnh hưởng từ tình hình kinh tế chung của thị trường thế giới như giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá sản phẩm tiêu thụ, đặc biệt hàng hóa nông sản chưa thật sự ổn định; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"
Các địa phương trong cả nước đã tích cực chủ động điều hành, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tuy nhiên còn gặp một số khó khăn, vướng mắc

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong đó có việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Về nguyên nhân chủ quan, nhận thức của một số bộ phận cán bộ, đảng viên về nội dung, mục tiêu, ý nghĩa và trách nhiệm còn chưa cao. Năng lực cán bộ, quản lý Chương trình, trách nhiệm của một số cơ quan, bộ, ngành, địa phương còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Khi xây dựng, thiết kế Chương trình, các bộ, ngành, cơ quan tham mưu của Chính phủ chưa khảo sát kỹ, nên thiếu cơ sở thực tiễn, nhiều nội dung, chính sách không phù hợp với thực tế tại địa phương.

Chưa kể, việc ban hành đồng thời 3 Chương trình có nội dung, tính chất trùng nhau, nhưng hướng dẫn khác nhau cũng tạo ra khó khăn, bất cập trong chỉ đạo, điều hành thực hiện. Điều này cần phải cân nhắc và tính đến trong việc quyết định các Chương trình mục tiêu quốc gia cho giai đoạn tiếp theo.

Nêu những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Tạ Thị Yên - đoàn Điện Biên cho biết, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay là giải ngân nguồn vốn sự nghiệp đối với chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Vốn sự nghiệp được giao chi tiết cho từng địa phương theo từng dự án thành phần, giao cụ thể đến từng nội dung thuộc các lĩnh vực sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, kinh tế dẫn đến nhiều nội dung không phù hợp với nhiệm vụ chi của địa phương. “Nội dung cần chi thì không được phân bổ, có những nội dung thì được phân bổ quá nhiều, vượt quá nhiệm vụ chi, không thể giải ngân được - đại biểu nhận xét.

Địa phương không được tự điều chỉnh do thẩm quyền này là của Trung ương. Việc giao vốn như hiện nay không sai so với quy định của pháp luật hiện hành nhưng làm giảm tính chủ động của địa phương và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ngân sách.

Từ thực trạng đó, đại biểu đề nghị Quốc hội có cơ chế riêng đối với nguồn vốn sự nghiệp của chương trình mục tiêu quốc gia trên tinh thần cho phép địa phương được chủ động điều chỉnh dựa trên nhu cầu thực tế để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vì nếu thực hiện các thủ tục trình Trung ương điều chỉnh sẽ mất rất nhiều thời gian.

Đại biểu Bế Minh Đức - đoàn Cao Bằng nhận định, từ năm 2020 Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư 3 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và chương trình được cụ thể hóa bằng Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

"Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành tập trung phát huy mọi nguồn lực, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc" - ông Bế Minh Đức nhấn mạnh.

Đại biểu đoàn Cao Bằng cho rằng, năm 2023, bước sang năm thứ 2 các địa phương được Trung ương giao nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia này vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, cũng là nguyên nhân dẫn đến tiến độ giải ngân vốn chưa đạt được yêu cầu đề ra.

Làm rõ thêm một số khó khăn, vướng mắc, đại biểu đoàn Cao Bằng chia sẻ, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 giao chậm. Vì vậy, số vốn phải chuyển nguồn kéo dài sang giải ngân năm 2023 là khá lớn nên khối lượng công việc nhiều, gây áp lực lớn cho việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn năm 2023.

Thứ hai, phạm vi, nội dung thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia rất lớn, nhất là đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Vì vậy, khi thực hiện cần có hướng dẫn, phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp nên mất nhiều thời gian.

Thứ ba, các văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, nhất là các văn bản hướng dẫn thực hiện vốn sự nghiệp, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đến nay, các bộ, ngành trung ương vẫn chưa có hướng dẫn đầy đủ hoặc một số hướng dẫn chưa rõ ràng, chưa đủ cơ sở để các địa phương thực hiện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tồn tại, hạn chế, bất cập, yếu kếm và nguyên nhân của từng chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó lưu ý việc ban hành quá nhiều văn bản, chậm ban hành, có nội dung không đảm bảo chất lượng, chậm giải ngân vốn, tính bền vững, tính thực chất kết quả của xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, vấn đề đất ở, đất sản xuất, nhà ở, thu nhập, sinh kế và hạ tầng thiết yếu ở đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ đó, mới xác định cụ thể trách nhiệm của các bên liên quan, làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành. Đồng thời, bổ sung đầy đủ các kiến nghị của các chương trình mục tiêu quốc gia và xác định các kiến nghị theo đúng thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành địa phương.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Quận Hai Bà Trưng gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang

Hà Nội: Quận Hai Bà Trưng gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang

Sáng 18/10, UBND quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tổ chức gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-Star hoạt động ‘chui’, ngang nhiên treo biển bệnh viện

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-Star hoạt động ‘chui’, ngang nhiên treo biển bệnh viện

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phát hiện thẩm mỹ viện E-Star (59 Nguyễn Hữu Cầu, phường Tân Định, quận 1) hoạt động trái phép nhưng treo biển “Hospital”.
Đắk Nông: Xe bán tải mất lái rơi xuống vực lật ngửa, 5 người thương vong

Đắk Nông: Xe bán tải mất lái rơi xuống vực lật ngửa, 5 người thương vong

Ban An toàn giao thông tỉnh Đắk Nông đang chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn lúc rạng sáng nay.
Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Sáng 18/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng.
Bình Thuận: Xe khách cháy trơ khung trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây lúc nửa đêm

Bình Thuận: Xe khách cháy trơ khung trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây lúc nửa đêm

Đêm qua, một xe khách đang lưu thông trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bất ngờ bốc cháy dữ dội. Vụ tai nạn khiến xe khách bị cháy rụi gần như toàn bộ.

Tin cùng chuyên mục

Buôn lậu thuốc lá: Nguy cơ kép về kinh tế và sức khỏe

Buôn lậu thuốc lá: Nguy cơ kép về kinh tế và sức khỏe

Tình trạng buôn lậu thuốc lá vào Việt Nam đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng không chỉ về kinh tế mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Nhân sự 17/10: Bộ Công an điều động Phó Cục trưởng; Nghệ An, Bình Phước trao quyết định công tác cán bộ

Nhân sự 17/10: Bộ Công an điều động Phó Cục trưởng; Nghệ An, Bình Phước trao quyết định công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 17/10, Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác tại tỉnh Bình Thuận.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 18/10/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to chiều tối

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 18/10/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to chiều tối

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 18/10/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, trưa chiều trời nắng; Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa đến rất to vào chiều tối.
Dự báo thời tiết biển ngày 18/10/2024: Mưa dông, gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết biển ngày 18/10/2024: Mưa dông, gió giật mạnh trên biển

Thời tiết biển hôm nay ngày 18/10, phía Nam Giữa Biển Đông, Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), Khánh Hòa đến Cà Mau, Kiên Giang có mưa dông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/10/2024: Hà Nội nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/10/2024: Hà Nội nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/10/2024, Hà Nội nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng, độ ẩm ở mức cao 95%.
Công nghệ ô tô thân thiện với môi trường có mặt tại Triển lãm VIMEXPO 2024

Công nghệ ô tô thân thiện với môi trường có mặt tại Triển lãm VIMEXPO 2024

Công nghệ ô tô thân thiện với môi trường của Toyota đã được trưng bày tại Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam (VIMEXPO 2024).
Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm gần 500 thuốc nước ngoài

Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm gần 500 thuốc nước ngoài

Bộ Y tế đã cấp mới, gia hạn 498 thuốc nước ngoài để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc, phòng chống dịch.
Sở Y tế sẽ cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm từ tháng 11/2024

Sở Y tế sẽ cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm từ tháng 11/2024

Bộ Y tế bãi bỏ quy định Cục Quản lý môi trường y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo một số sản phẩm, Sở Y tế địa phương phụ trách.
CapitaLand Development khởi công The Senique Hanoi, dự án thứ ba được ra mắt trong năm 2024

CapitaLand Development khởi công The Senique Hanoi, dự án thứ ba được ra mắt trong năm 2024

CapitaLand Development khởi công The Senique Hanoi, dự án căn hộ thứ ba trong năm 2024 tại Hà Nội, với 2.150 căn hộ hiện đại, hướng đến phát triển bền vững.
Đêm nay sẽ xuất hiện siêu trăng sáng nhất trong năm 2024 và sao chổi hiếm

Đêm nay sẽ xuất hiện siêu trăng sáng nhất trong năm 2024 và sao chổi hiếm

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, siêu trăng hôm nay sẽ sáng nhất trong năm cùng xuất hiện toả sáng với sao chổi sáng nhất thập niên trên bầu trời đêm.
Doanh nghiệp làm gì để không bị

Doanh nghiệp làm gì để không bị 'thiêu trụi' bởi truyền thông xã hội?

Ông Lê Quốc Vinh, CEO của LeBros, đã trình bày những quan điểm sâu sắc về vai trò của truyền thông trong quản lý khủng hoảng của doanh nghiệp.
Dự báo thời tiết ngày mai 18/10/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng; Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 18/10/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng; Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 18/10/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng; Nam Tây Nguyên và Nam Bộ mưa to đến rất to trên 80mm
Hà Tĩnh: Nổ thùng phuy khiến người đàn ông tử vong thương tâm

Hà Tĩnh: Nổ thùng phuy khiến người đàn ông tử vong thương tâm

Dùng máy cắt cầm tay để cắt thùng phuy dẫn đến phát nổ, người đàn ông ở Hà Tĩnh tử vong thương tâm.
Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành công văn số 9694 – CV/BTGTW về việc tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 – 2024).
Chân dung nữ sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh viết thư xin học bổng cho bạn gặp khó khăn

Chân dung nữ sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh viết thư xin học bổng cho bạn gặp khó khăn

Em Trần Bằng Nhi (Hà Tĩnh), tác giả bức thư tay đang gây xúc động trên mạng xã hội, còn là một học sinh giỏi và tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện.
Công đoàn Khối doanh nghiệp Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Công đoàn Khối doanh nghiệp Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Ngày 17/10, Công đoàn Khối doanh nghiệp Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tuyên dương cán bộ nữ công đoàn cơ sở nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Cách tra cứu thời hạn thẻ bảo hiểm y tế học sinh như thế nào?

Cách tra cứu thời hạn thẻ bảo hiểm y tế học sinh như thế nào?

Để đảm bảo giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của các con kịp thời sau khi đã đóng bảo hiểm y tế tại trường học, phụ huynh có thể tra cứu thời hạn.
Khánh Hoà: Hơn 760 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình, Phát thanh Công an nhân dân lần thứ XIV

Khánh Hoà: Hơn 760 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình, Phát thanh Công an nhân dân lần thứ XIV

Liên hoan Truyền hình, Phát thanh Công an nhân dân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 17 đến 23/10.
Nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá ở TP. Hồ Chí Minh

Nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá ở TP. Hồ Chí Minh

Sáng 17/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá tại TP. Hồ Chí Minh.
Cận cảnh cây trôi 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây di sản Việt Nam

Cận cảnh cây trôi 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây di sản Việt Nam

Cây trôi ở xã Hương Vĩnh (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã có tuổi đời 800 năm, đặc biệt 'cụ' có thể dự báo mùa màng bội thu hay thất bát nhờ việc ra lộc lá mỗi năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động