Sáu lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu không luật hóa Nghị quyết 42 thì tạo ra khoảng trống rất lớn về pháp lý, gây khó khăn hơn nữa trong xử lý nợ xấu.
Ngân hàng nhà nước đề xuất kéo dài thêm 3 năm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý thông qua Nghị quyết 42 Để "nỗi đau" nợ xấu không lặp lại: Kéo dài Nghị quyết 42 là cần thiết

Dự báo nợ xấu gộp ở mức 6%

Chia sẻ tại buổi đối thoại chuyên đề “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) tổ chức sáng 13/7, TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho rằng, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022-2023 có thể đạt 2,9-3,2% (từ mức 6,1% năm 2021); lạm phát tăng mạnh (lên đến 6-6,2% từ 3,8% năm 2021); sau đó dịu dần khoảng 4% năm 2023 và 3% sau đó. Cùng với đó là những khó khăn, bất định do dịch bệnh và căng thẳng địa chính trị.

Tại Việt Nam, theo tính toán của Viện Đào tại Nghiên cứu BIDV, có 3 kịch bản tăng trưởng cho năm 2022. Ở kịch bản tích cực,tăng trưởng GDP có thể đạt 7,3-7,6% năm 2022 và 7-7,5% năm 2023. Theo kịch bản cơ sở, GDP tăng 6,8-7,1%. Trường hợp tiêu cực, GDP tăng 6-6,5%. CPI bình quân tăng lên mức 3,8-4,2%.

Trước bối cảnh đó, nhóm nghiên cứu của TS. Cấn Văn Lực dự báo nợ xấu nội bảng năm 2022 sẽ được đẩy lên mức 2 % và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6 %. “Mặc dù hiện nay nợ xấu nội bảng chỉ đang ở mức khoảng 1,4% nhưng tháng 6 vừa qua Thông tư 14 đã hết hiệu lực. Nếu như thông tư này không được gia hạn thì những khoản lẽ ra không phải chuyển nhóm nợ sẽ phải chuyển nhóm. Như vậy thì đương nhiên nợ xấu sẽ tăng” - TS. Cấn Văn Lực cho hay.

Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, nợ xấu gộp sẽ giảm một chút bởi vì kinh tế chúng ta phục hồi tốt hơn kỳ vọng thì nợ xấu tiềm ẩn sẽ giảm đi tương ứng.

Trong bối cảnh kinh tế bất định, vẫn còn rất nhiều khó khăn trong thời gian sắp tới, Kinh tế trưởng của BIDV cho rằng: “Nếu không luật hóa Nghị quyết 42 thì tạo ra khoảng trống rất lớn về pháp lý, gây khó khăn hơn nữa trong xử lý nợ xấu”.

Sáu lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu
Đối thoại chuyên đề “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm”

Nghị quyết 42 - Công cụ đánh tan “cục máu đông” nợ xấu

Đánh giá sự hiệu quả về đánh tan "cục máu đông" nợ xấu từ Nghị quyết 42 mang lại, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV, khẳng định: Với quyền năng pháp lý được mở rộng hơn so với các quy định hiện hành về xử lý nợ xấu, Nghị quyết 42 giúp hệ thống tổ chức tín dụng xử lý được khối lượng nợ xấu rất lớn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống tổ chức tín dụng xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Trong 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã xử lý thì: Xử lý nợ xấu nội bảng là 196,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,79%); xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 100,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,51%); xử lý các khoản nợ đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 82,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,70%).

Đánh giá cao những con số có thể nhìn nhận trực diện, ông Phan Đức Hiếu còn chỉ rõ tác động mạnh mẽ, đôi khi không tính toán được bằng con số tuyệt đối mà Nghị quyết 42 mang lại.

Quay trở lại bản chất của Nghị quyết 42, ông Hiếu cho rằng sẽ thấy cái nhìn dài hơi hơn là hoàn thiện khung pháp lý về nợ xấu sắp tới. Theo đó, thực sự phải tuân thủ và đặt nguyên tắc thị trường lên cao nhất. Đồng thời, đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu và vượt qua những "rườm rà" của thủ tục hành chính mới tăng tính hiệu quả.

“Rõ ràng, chúng ta càng chậm trễ trong việc trả nợ, những chi phí về mặt tài sản bảo đảm như chi phí vay nợ của chủ nợ, của người đi vay nợ cũng sẽ tăng lên. Cùng với đó, chi phí của phía ngân hàng cũng sẽ tăng lên, từ việc bảo quản, trông coi, quản lý tài sản và các chi phí kinh doanh khác liên quan” - ông Hiếu phân tích.

Đáng lưu ý, điểm hưởng lợi khác cần quan tâm là các doanh nghiệp khác cũng được hưởng lợi. Nếu như chúng ta giữ một khoản nợ - nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, hạn mức tín dụng. Có những dự án rất tốt nếu được cấp vốn kịp thời, nhanh hơn thì rõ ràng sẽ phát huy hiệu quả tốt cho nền kinh tế.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Đỗ Giang Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản (VAMC), cho rằng: Dường như việc xử lý nợ xấu là trách nhiệm chung của ngành ngân hàng mà chưa nhận được sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, các địa phương.

“Chúng ta phải nhìn nhận đây là nợ xấu chung của nền kinh tế và việc tháo gỡ nợ xấu không chỉ giúp khơi thông ngành ngân hàng mà còn là động lực để phát triển nền kinh tế” - lãnh đạo VAMC nhấn mạnh.

6 lý do cần luật hóa Nghị quyết 42

Là người gắn bó với ngành ngân hàng và rất sát sao trong quá trình vận hành Nghị quyết 42, đại diện Ủy ban Kinh tế Quốc hội bày tỏ sự băn khoăn về tổng số nợ được xử lý so với tổng số nợ xấu (khoảng 48%) và kỳ vọng nhiều hơn vào khung pháp luật về xử lý nợ xấu.

“Rõ ràng Nghị quyết 42 đạt hiệu quả nhưng so với kỳ vọng, chúng ta cần phải nâng thêm một bước nữa về tính hiệu quả khi qua giai đoạn thí điểm”, ông Hiếu đặt vấn đề. Theo đó, sau Nghị quyết 42, chúng ta phải sửa đổi, rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật để đẩy nhanh các thủ tục hành chính, khi đó mới gia tăng hiệu quả của cả nền kinh tế.

Sáu lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu
Sáu lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Chẳng hạn, liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hiện nay theo con đường tòa án hiện nay, dẫn chứng báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nêu rõ thực tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có thời hạn giải quyết một tranh chấp dân sự kinh tế rất dài, làm giảm hiệu quả cho nền kinh tế và hiệu quả kinh doanh nói chung.

Như vậy, rõ ràng, Nghị quyết 42 cho thấy một cách tiếp cận mới về môi trường thể chế, tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh đầu tư. "Đây chính là những tác động của Nghị quyết 42 nên bổ sung cùng với những con số cụ thể chúng ta nhìn thấy theo mục tiêu của nghị quyết 42”, ông Hiếu bày tỏ.

TS. Cấn Văn Lực cũng chỉ ra 6 lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Thứ nhất, Nghị quyết 42 đã phát huy hiệu quả rất tốt trong thời gian vừa qua. Nhờ thế mà nợ xấu giảm rõ rệt. Đặc biệt, nếu không có dịch Covid bùng phát năm 2020 và 2021 thì sứ mệnh đưa nợ xấu gộp xuống dưới 3 % đã hoàn thành cuối năm 2020.

Thứ hai, còn một số vướng mắc trong xử lý nợ xấu bộc lộ trong thời gian thực hiện Nghị quyết 42 thì chúng ta phải xử lí nốt trong thời gian được gia hạn. Sau đó, khi luật hóa xử lý nợ xấu thì phải lưu ý các vướng mắc đó để không lặp lại.

Thứ ba, nợ xấu là vấn đề liên tục. Làm nghề kinh doanh tiền tệ thì đó là rủi ro mà đã là rủi ro thì luôn luôn tiềm ẩn. Vì thế các ngân hàng nước ngoài thường chấp nhận tỷ lệ rủi do nợ xấu đâu đó khoảng 2 đến 3 %. Nợ xấu ư liên tục xảy ra chứ không phải chỉ xuất hiện trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Như vậy, phải có một khung pháp lý cho nó chứ không để cho nó cộng dồn, tích tụ tạo nên những nguy cơ, những điểm tắc nghẽn cho kinh tế quốc gia.

Thứ tư, luật hoá Nghị quyết 42 là góp phần hoàn thiện thể chế, tăng tính hiệu lực, hiệu quả cho pháp luật. Hiện nay, quy mô nợ xấu tuyệt đối đã thay đổi rất lớn. Nếu không luật hóa xử lý nợ xấu mà lại quay trở về dùng những luật cũ ví dụ Luật dân sự, Luật doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến việc lúng túng và chồng chéo.

Thứ năm, qua khảo sát kinh nghiệm quốc tế, Viện Nghiên cứu, đào tạo BIDV nhận thấy ở các nước họ không cần có luật riêng về xử lý nợ xấu nhưng luật pháp của họ rất mạnh; tính hiệu lực, hiệu quả rất rõ rệt. Trong khi đó, theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực, hệ thống luật pháp của Việt Nam còn chồng chéo và tính hiệu lực, hiệu quả không cao. Chính vì vậy, Việt Nam cần xây dựng giải pháp đặc thù.

Thứ sáu, việc luật hoá Nghị quyết 42 sẽ góp phần khắc phục bất cập, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu; qua đó, tăng nguồn lực và tiết giảm chi phí cho hệ thống tổ chức tín dụng, các bên liên quan và nền kinh tế.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Các ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động như thế nào?

Các ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động như thế nào?

Sau khi chuyển giao bắt buộc, các ngân hàng có thể sáp nhập, duy trì như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới...
Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Cổ phiếu SJF của Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương bị Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh xem xét huỷ niêm yết bắt buộc.
Nhiều băn khoăn về đề xuất kê khai, thu thuế qua sàn thương mại điện tử

Nhiều băn khoăn về đề xuất kê khai, thu thuế qua sàn thương mại điện tử

Đề xuất sàn thương mại điện tử kê khai và đóng thuế hộ người bán của Bộ Tài chính đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ doanh nghiệp, người bán hàng.
CII phát hành thành công lô trái phiếu 200 tỷ đồng

CII phát hành thành công lô trái phiếu 200 tỷ đồng

Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (mã CK: CII) vừa thế chấp 6,8 triệu cổ phần Công ty CP Đầu tư Cầu đường CII để phát hành trái phiếu.
Cho vay bất động sản tăng hơn 9%, lãi suất vay mua nhà đang xuống thấp

Cho vay bất động sản tăng hơn 9%, lãi suất vay mua nhà đang xuống thấp

Tín dụng bất động sản nhích tăng và lãi suất cho vay mua nhà có xu hướng giảm. Các ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy vốn cho lĩnh vực này.

Tin cùng chuyên mục

Áp lực nợ xấu tiếp tục gia tăng

Áp lực nợ xấu tiếp tục gia tăng

Nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng khi quy mô dư nợ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 lên tới 165 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 1,12% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Tỷ giá

Tỷ giá 'dậy sóng', nhà điều hành mở lại kênh hút tiền

Chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng từ đầu tháng 10 đến nay.
Chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB

Chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức nhận Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) trở thành một thành viên mới.
Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Techcombank vừa hợp tác với Databricks triển khai Nền tảng trí tuệ dữ liệu của Databricks nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng AI trên quy mô toàn ngân hàng.
Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Khi Luật Thủ đô 2024 đi vào cuộc sống với các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ là động lực để Hà Nội có thêm sức hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư lớn.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới với 9 dự án thuộc chương trình “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân” của JICA, chỉ sau Brazil.
VietinBank tổ chức đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung thành viên hội đồng quản trị

VietinBank tổ chức đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung thành viên hội đồng quản trị

Ngày 17/10/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024.
Chính thức chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank và Oceanbank cho MB

Chính thức chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank và Oceanbank cho MB

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CB và OceanBank sẽ là các ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ.
BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

BIDV sẽ cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho các doanh nhân trẻ và hội viên VYEA, tăng cường hợp tác và hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp.
Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần xem xét thận trọng, khách quan

Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần xem xét thận trọng, khách quan

Một vấn đề đang nhận được sự quan tâm của dư luận là nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml được đưa vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm bảo lãnh đã trở thành công cụ tài chính thiết yếu cho doanh nghiệp.
Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền khi chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng

Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền khi chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, quyền lợi của người gửi tiền tại các ngân hàng sẽ được đảm bảo trước, trong và sau quá trình chuyển giao bắt buộc.
Cởi mở trong điều hành chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Cởi mở trong điều hành chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Những tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ cởi mở, hỗ trợ lãi suất, ổn định tỷ giá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng tăng tốc đẩy vốn, tín dụng kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm

Ngân hàng tăng tốc đẩy vốn, tín dụng kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm

Sản xuất kinh doanh khởi sắc, áp lực tỷ giá hạ nhiệt, cùng nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn,… là những yếu tố thúc đẩy tín dụng những tháng cuối năm.
Một ngân hàng Big4 trở thành cổ đông lớn thứ 2 của Eximbank

Một ngân hàng Big4 trở thành cổ đông lớn thứ 2 của Eximbank

Với việc mua vào 78,79 triệu cổ phiếu EIB, tương ứng 4,51% vốn điều lệ, một ngân hàng Big4 trở thành cổ đông lớn thứ hai của Eximbank, chỉ sau Gelex.
Hoàng Huy khẳng định làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi, cổ phiếu bật tăng

Hoàng Huy khẳng định làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi, cổ phiếu bật tăng

Các nhà đầu tư đã an tâm hơn sau khi TCH khẳng định luôn tuân thủ và làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi - Golden Land Building.
Ngành Ngân hàng: 7 giải pháp kích cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh

Ngành Ngân hàng: 7 giải pháp kích cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai đồng bộ, nghiêm túc 7 giải pháp nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Công bố bảng xếp hạng mức độ hài lòng đối với ngân hàng tại Việt Nam 2024

Công bố bảng xếp hạng mức độ hài lòng đối với ngân hàng tại Việt Nam 2024

Decision Lab, đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam, vừa công bố Bảng xếp hạng về mức độ hài lòng khách hàng với các ngân hàng tại Việt Nam năm 2024.
Trái phiếu doanh nghiệp ‘ấm dần’, ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường

Trái phiếu doanh nghiệp ‘ấm dần’, ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường

Từ đầu năm đến nay, ngân hàng "áp đảo" với hơn 70% lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trong khi bất động sản tiếp tục là "quán quân" lãi suất.
Ngành ngân hàng giảm lãi suất thêm 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo

Ngành ngân hàng giảm lãi suất thêm 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất thêm tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động