Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Các Chương trình mục tiêu quốc gia bước đầu đạt một số kết quả tích cực, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, nguyên tắc trong Nghị quyết của Quốc hội.
Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia Bài 1: Huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi được cải thiện

Chiều 13/9, tiếp tục Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành giám sát giữa kỳ và tiến hành đồng thời với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, phạm vi rộng, cùng với những yêu cầu đổi mới, Đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn với cách tiếp cận và cách làm mới phù hợp.

Việc xác định nội dung trọng tâm là giám sát, đánh giá tiến trình chính sách và công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện là hướng đi đúng, nhất là trong bối cảnh các Chương trình mục tiêu quốc gia đang bị chậm tiến độ theo mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Theo ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành của Quốc hội và sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, nguyên tắc trong Nghị quyết của Quốc hội.

Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng nông thôn, miền núi được cải thiện nhiều; công tác kiểm tra, giám sát liên ngành và riêng từng Chương trình được tăng cường. Chính phủ và các bộ, ngành đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại, lắng nghe ý kiến các địa phương.

Qua đó, đã tổng hợp được hơn 300 kiến nghị của địa phương, 150 ý kiến kiến nghị của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp và nhiều nội dung Đoàn giám sát phát hiện về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã kịp thời giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi 11/11 văn bản quan trọng gồm Nghị định 27 và các Thông tư hướng dẫn, cũng như trả lời giải thích, làm rõ những nội dung còn có cách hiểu khác nhau ở địa phương.

Ban Chỉ đạo chung các Chương trình mục tiêu quốc gia đã kiện toàn theo Nghị quyết của Quốc hội thống nhất 01 Ban Chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan giúp việc cho từng Chương trình căn cứ vào tình hình thực tiễn và kế thừa từ các giai đoạn trước đã thành lập văn phòng điều phối, văn phòng giảm nghèo hoặc tổ công tác.

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn thực hiện các Chương trình đã được Chính phủ giao về các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công; nội dung bám sát các nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia; kết quả giải ngân đã có tiến bộ trong năm 2023, nhất là nguồn vốn đầu tư.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước đến 31/8/2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022; kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đến 31/8/2023 đạt 41,9% kế hoạch.

"Thông qua hoạt động giám sát, sự đồng hành của Quốc hội với Chính phủ đã có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là các bộ, ngành, địa phương về nhận thức, nhận diện đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, là cơ sở quan trọng để tiếp tục đổi mới một cách toàn diện theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội" - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhấn mạnh.

Nguồn vốn bố trí chưa tương xứng so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra

Tuy nhiên, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, các cơ quan bộ, ngành liên quan còn hạn chế trong quản lý và tổ chức thực hiện các Chương trình, nhất là việc ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền quản lý. Các văn bản chính ban hành chậm, chậm được sửa đổi, số lượng văn bản quá nhiều (khoảng trên 400 văn bản của cả trung ương và địa phương). Đến nay, một số địa phương vẫn tiếp tục ban hành các văn bản còn thiếu.

Nhiều văn bản không phù hợp, vướng mắc trong triển khai phải sửa đổi, bổ sung như Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều thông tư khác, nhất là các thông tư về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước.

Ban Chỉ đạo chung cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp tuy đã được kiện toàn, thành lập song cơ chế quản lý, chỉ đạo, lãnh đạo vẫn theo tính chất ngành dọc của từng cơ quan; hiệu quả phối hợp liên ngành (theo chiều ngang) chưa thật sự chuyển biến rõ nét, nhất là giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý và tổ chức thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Vai trò của cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và sự phối hợp giữa 3 bộ chủ quản với các bộ, ngành trong cơ chế 1 Ban chỉ đạo chung còn có hạn chế. Mô hình tổ chức, bộ máy giúp việc chưa có sự đồng bộ, thống nhất ở cấp tỉnh, cấp huyện (có tỉnh thành lập văn phòng điều phối, có tỉnh thành lập tổ giúp việc...); đa số địa phương cán bộ cấp huyện, xã là kiêm nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chương trình.

Còn có sự trùng lặp về địa bàn, hiện thực hiện cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (nhất là Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình dân tộc thiểu số và miền núi); việc lập kế hoạch xác định nhu cầu của các địa phương một số nơi chưa sát thực tế (sử dụng số liệu báo cáo cũ) làm cho công tác thực hiện phân bổ vốn không hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu trong khi mỗi chương trình lại có cơ chế quản lý khác nhau nên không thực hiện được lồng ghép.

Nguồn vốn bố trí chưa tương xứng so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương chậm (quý II/2022 mới giao). Tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương chưa hợp lý. Có tình trạng phân bổ vốn dàn đều các nội dung thực hiện chương trình mà chưa sát với tình hình cụ thể, nhu cầu ở các địa phương.

Việc giao chi tiết vốn sự nghiệp theo từng lĩnh vực, theo dự án, tiểu dự án thành phần từ trung ương về địa phương tuy theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước nhưng chưa phù hợp với thực tiễn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dẫn đến sử dụng vốn không linh hoạt, hiệu quả; không thực hiện được cơ chế lồng ghép, chuyển nguồn vốn giữa các dự án.

Việc nắm bắt các vấn đề, hướng dẫn, hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai thực hiện chương trình ở cơ sở (nhất là cấp xã, huyện nghèo) chưa kịp thời. Thực tế ở cấp xã, huyện rất lúng túng trong việc thẩm định giá, quy trình thực hiện đấu thầu, phê duyệt thầu, lựa chọn thầu; điều chỉnh danh mục, quy mô, đối tượng thụ hưởng… với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo cộng đồng và liên kết chuỗi, chưa tổng hợp được kết quả và công khai minh bạch việc trả lời khó khăn vướng mắc của các bộ, ngành Trung ương.

Những hạn chế, bất cập trên đã làm cho tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 đến 31/01/2023 chỉ đạt 42,49% kế hoạch (vốn đầu tư phát triển đạt 54% kế hoạch, vốn sự nghiệp đạt rất thấp, chỉ đạt 7,82% kế hoạch) và kết quả giải ngân kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương năm 2023 đến tháng 6/2023 mới đạt 5,33% kế hoạch, kết quả giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31/8/2023 mới đạt 41,9% kế hoạch.

Nhiều dự án, tiểu dự án chưa thực hiện hoặc chưa phát huy được hiệu quả, khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân nguồn vốn ngân sách trung ương của các Chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2025 là rất khó khăn.

"Nhiều dự án, tiểu dự án chưa thực hiện hoặc chưa phát huy được hiệu quả; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thu nhập, mức sống của người dân chưa đạt như mong đợi. Giảm nghèo chưa đạt được mục tiêu đa chiều, bền vững, chưa hạn chế được tái nghèo, phát sinh nghèo nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Định hướng chiến lược, tầm nhìn tự cường của ASEAN đến năm 2045

Định hướng chiến lược, tầm nhìn tự cường của ASEAN đến năm 2045

Với tầm nhìn tự cường đến năm 2045, ASEAN đang nỗ lực thực hiện các chiến lược phát triển bền vững để trở thành 'điểm sáng' kinh tế - văn hóa trong tương lai.
Sáng nay, bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Sáng nay, bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Sáng nay (18/10), sau hai ngày làm việc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ chính thức bế mạc.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chiều 17/10, tại trụ sở Văn phòng Thủ tướng Lào, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào

Chiều 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane.
Việt Nam đề nghị Australia tiếp tục đầu tư chất lượng, bền vững vào ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế xanh

Việt Nam đề nghị Australia tiếp tục đầu tư chất lượng, bền vững vào ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế xanh

Việt Nam đề nghị doanh nghiệp Australia tiếp tục đầu tư chất lượng, bền vững vào các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo...

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều 17/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN cho các cơ quan báo chí.
Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc dẫn độ chủ mưu vụ khủng bố ở Đắk Lắk về Việt Nam

Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc dẫn độ chủ mưu vụ khủng bố ở Đắk Lắk về Việt Nam

Bộ Ngoại giao cho biết, việc dẫn độ đối tượng Y Quynh Bdap về Việt Nam là phù hợp và nhằm bảo đảm mọi đối tượng phạm tội đều phải bị xử lý trước pháp luật.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên

Chiều 17/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại huyện Văn Giang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mọi thành tựu đều có đóng góp quan trọng của phụ nữ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mọi thành tựu đều có đóng góp quan trọng của phụ nữ

Chiều 17/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm và gặp mặt cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, giảng viên, sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam phản hồi về việc Campuchia rút khỏi cơ chế hợp tác Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản hồi về việc Campuchia rút khỏi cơ chế hợp tác Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Việt Nam, Lào, Campuchia có khá nhiều cơ chế hợp tác và trong đó có hợp tác Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam
Bộ Ngoại giao lên tiếng về căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên

Bộ Ngoại giao lên tiếng về căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên

Về tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam mong muốn các bên kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng.
Vùng Đông Nam Bộ cần quyết liệt hơn trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Vùng Đông Nam Bộ cần quyết liệt hơn trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm việc với các tỉnh thành Đông Nam Bộ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh đầu tư công năm 2024.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên phát triển mới

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên phát triển mới

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà đã trình bày Báo cáo chính trị của Đại hội.
10 đối tượng nào được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc?

10 đối tượng nào được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc?

Chính phủ quy định 10 đối tượng được miễn thu phí khi lưu thông trên đường bộ cao tốc, nhằm hỗ trợ các hoạt động khẩn cấp, quốc phòng, an ninh và công ích.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: MTTQ Việt Nam phát huy vai trò trong khối đại đoàn kết dân tộc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: MTTQ Việt Nam phát huy vai trò trong khối đại đoàn kết dân tộc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã khẳng định vai trò, sứ mệnh trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Sáng 17/10, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 chính thức khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Thủ tướng: Điểm nghẽn hạ tầng và nhân lực cản trở

Thủ tướng: Điểm nghẽn hạ tầng và nhân lực cản trở 'vùng đất Chín Rồng' cất cánh

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, 2 điểm nghẽn lớn của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hạ tầng và nhân lực.
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Chủ động trước thách thức, nắm bắt cơ hội mới

Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Chủ động trước thách thức, nắm bắt cơ hội mới

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã nghe Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quảng Trị cần triển khai nhanh các quy hoạch để tạo động lực mới cho phát triển

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quảng Trị cần triển khai nhanh các quy hoạch để tạo động lực mới cho phát triển

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Quảng Trị rà soát quy hoạch tỉnh phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, khẩn trương triển khai thực hiện các quy hoạch.
Bộ Công Thương hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; tôn vinh, khen thưởng trong năm 2024, 2025

Bộ Công Thương hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; tôn vinh, khen thưởng trong năm 2024, 2025

Các đơn vị ngành Công Thương lan tỏa mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước; khen thưởng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, người trực tiếp lao động, sản xuất...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Chiều ngày 16/10, tại TP. Đông Hà, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị.
Phiên làm việc đầu tiên của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Phiên làm việc đầu tiên của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 chính thức khai mạc vào chiều nay tại Thủ đô Hà Nội.
Phải tạo được cú hích trong phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Phải tạo được cú hích trong phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai các chính sách phải thực sự tạo được cú hích, sự chuyển động trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Hạn chế về hạ tầng giao thông làm tăng chi phí logistics, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa

Thủ tướng: Hạn chế về hạ tầng giao thông làm tăng chi phí logistics, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hạn chế về hạ tầng giao thông của Đồng bằng sông Cửu Long làm tăng chi phí logistics, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, làm việc tại huyện đảo Cồn Cỏ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, làm việc tại huyện đảo Cồn Cỏ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm, làm việc với quân và dân tại huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) vào sáng ngày 16/10.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động